backup og meta

Rễ thần kinh cổ (Bệnh lý rễ tủy cổ)

Rễ thần kinh cổ (Bệnh lý rễ tủy cổ)

Tìm hiểu chung

Bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ) là bệnh gì?

Bệnh rễ thần kinh cổ, hay còn gọi là bệnh lý rễ tủy cổ, là những tổn thương của rễ thần kinh gần các đốt sống cổ. Các rễ thần kinh thứ sáu và thứ bảy thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ) là gì?

Các triệu chứng tùy thuộc vào rễ thần kinh nào bị tổn thương. Các triệu chứng chính là:

  • Ngứa ran ở ngón tay hoặc bàn tay;
  • Giảm phản xạ và khả năng phối hợp động tác;
  • Đau lan ra cánh tay, cổ, ngực hoặc vai.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như yếu cơ, đau đầu, khi xoay đầu, xoay cổ có thể làm cho cơn đau nặng hơn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu cảm thấy có cơn đau ở cổ lan xuống cánh tay, chân, hay nếu kèm thêm cảm giác tê, ngứa ran hoặc yếu, liệt. Hoặc bạn thấy bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào ở trên, liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ) là gì?

Khi có bất kỳ áp lực đè lên dây thần kinh sẽ có thể gây ra các triệu chứng của bệnh lý rễ tủy cổ. Các nguyên nhân thông thường là:

  • Chấn thương đột ngột;
  • Lão hóa;
  • Thoát vị đĩa đệm;
  • Thoái hóa xương.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể do mất ổn định cột sống và bệnh ung thư. Những người trẻ tuổi thường bị thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cấp tính. Những người già thường do lão hóa.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ)?

Đây là một bệnh thường gặp ở người trưởng thành, ít gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rễ thần kinh cổ như:

  • Dư cân, béo phì;
  • Nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác cúi người, đẩy, kéo, nắm, nâng liên tục và lặp đi lặp lại;
  • Có người trong gia đình bị bệnh rễ thần kinh cổ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ)?

Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau, mục đích điều trị chính là để giảm đau và giảm viêm. Đầu tiên, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp không cần phẫu thuật chẳng hạn như cố định cổ, sử dụng miếng đệm cổ hay chườm lạnh nơi bị đau.

Có thể sử dụng vật lý trị liệu để giảm đau và viêm, bao gồm các phương pháp như kéo nhẹ nhàng cổ, vận động cổ và bài tập tăng cường sức mạnh cơ cổ. Các bài tập kéo cổ làm giảm co thắt cơ. Phương pháp kích thích điện hoặc châm cứu cũng có thể giúp bạn.

Các loại thuốc để điều trị bệnh bao gồm steroid và các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Hầu hết các triệu chứng giảm mà không cần phẫu thuật. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, thì cần phải phẩu thật. Bác sĩ sẽ làm rộng đường đi cho dây thần kinh, cắt bỏ phần đĩa đệm chèn ép vào thần kinh hoặc cố định hai đốt sống.

Để phòng ngừa và phục hồi chức năng, các hoạt động như nâng vật nặng nên được hạn chế và phải sử dụng những kỹ thuật phù hợp trong khi chơi thể thao.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ)?

Các bác sĩ chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh, kết quả khám lâm sàng, kết quả kiểm tra vận động và cảm giác vùng cổ.

Khoảng 80% bệnh nhân cải thiện mà không cần điều trị, nên những xét nghiệm hình ảnh thường không cần thiết. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp cộng hưởng (MRI), X-quang, chụp cắt lớp (CT), điện cơ (EMG) và chẩn đoán chọn lọc khối rễ thần kinh (SNRB).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ)?

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh lý rễ tủy cổ bằng những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Tập thể dục để duy trì sức mạnh cơ cổ, sự linh hoạt và tầm vận động;
  • Nghỉ giải lao khi lái xe, xem TV hoặc làm việc trên một máy tính trong một thời gian dài;
  • Đừng quên bảo vệ cổ của bạn khỏi bị tổn thương bằng cách sử dụng dây an toàn khi lái xe.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Khi cơn chóng mặt nguy hiểm hơn bạn nghĩ: Những triệu chứng nào đáng chú ý?

Giải pháp giúp người rối loạn tiền đình kiểm soát các triệu chứng hiệu quả


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo