backup og meta

Những bài tập ở cổ giúp điều trị chóng mặt

Những bài tập ở cổ giúp điều trị chóng mặt

Chóng mặt là hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng gặp phải. Nó khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Một số bài tập ở cổ mà Hello Bacsi giới thiệu sau đây có thể giúp bạn điều trị chóng mặt cũng như cải thiện tình trạng ấy.

Chóng mặt là khi bạn có cảm giác quay cuồng hoặc choáng váng như thể mọi thứ xung quanh bạn chuyển động liên tục không ngừng. Nguyên nhân có thể do các vấn đề ở tai trong hoặc đôi khi là do thị lực. Các bài tập ở cổ có tác dụng duy trì hoặc tăng cường sự phối hợp và cân bằng, giúp làm giảm các triệu chứng chóng mặt.

Một số loại chóng mặt chỉ xảy ra một lần, và một số loại sẽ tiếp tục tái phát cho đến khi bạn tìm ra được điều kiện tiềm ẩn. Một trong những loại chóng mặt thường gặp nhất là chóng mặt lành tính cho tư thế (BPPV). BPPV là do các chất tích tụ ở tai trong của bạn gây nên, điều này dẫn đến sự mất cân bằng. Viêm dây thần kinh tiền đình, đột quỵ, thương tích ở đầu và cổ và bệnh Meniere là các nguyên nhân có thể gây chứng chóng mặt.

Nếu bạn thường cảm thấy chóng mặt, một số bài tập tại nhà sau đây có thể hữu ích cho bạn.

Bài tập Brandt-Daroff

Bài tập Brandt-Daroff có thể làm giảm các triệu chứng chóng mặt.

  • Bạn ngồi trên mép giường với hai chân đặt cùng một bên và đầu của bạn xoay 45 độ sang bên phải;
  • Nằm xuống ở phía bên phải của mình một cách nhanh chóng, giữ đầu ở cùng một góc;
  • Bạn trở lại vị trí này trong 30 giây;
  • Bạn trở lại vị trí ngồi và giữ trong 30 giây;
  • Lặp lại các động tác ở bên trái và giữ trong 30 giây. Lặp lại bài tập này năm lần ở cả hai bên.

Bạn thực hiện bài tập này hai đến ba lần một ngày trong khi các triệu chứng chóng mặt vẫn đang xuất hiện.

Xoay cổ

Xoay cổ là một động tác dễ thực hiện khi bạn muốn điều trị chóng mặt.

  • Bạn ngồi trên mép giường hoặc trên ghế không có tay vịn, giữ cho mắt mở trong khi nhìn về phía trước.
  • Xoay cổ từ từ về phía bên phải để bạn nhìn qua vai và sau đó từ từ xoay cổ sang trái để nhìn qua vai trái rồi trở về vị trí ban đầu;
  • Thực hiện bài tập này 20 lần với động tác nhẹ nhàng, chậm rãi;
  • Bạn lặp lại thêm 20 lần nữa với động tác nhanh, nhẹ nhàng;
  • Nhắm mắt lại để thư giãn khi các triệu chứng chóng mặt đã thuyên giảm.

Thái Cực quyền

Thái Cực quyền sử dụng các động tác võ thuật giúp xây dựng sự cân bằng và sức mạnh cho cơ thể. Bài tập Thái Cực quyền, còn được gọi là động tác gật đầu, là một bài tập ở cổ hữu ích với chứng chóng mặt.

  • Để thực hiện đúng động tác, đầu tiên, mắt bạn nhìn về phía trước và hít một hơi thật sâu để chuẩn bị.
  • Bạn thở ra khi hạ cằm về phía ngực như một động tác gật đầu;
  • Hít vào và nâng đầu trở lại vị trí ban đầu.
  • Tiếp theo, bạn thở ra và ngửa cổ về phía sau. Hoàn thành động tác bằng cách hít vào và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại bài tập này 6 lần.

Kiểm soát căng thẳng

Một số nguyên nhân gây nên chứng chóng mặt, bao gồm cả bệnh Meniere, có thể do căng thẳng châm ngòi. Bạn có thể bắt đầu với việc luyện tập thiền và các kỹ thuật thở sâu. Tình trạng căng thẳng kéo dài khó hết ngay được, bạn cũng không thể loại bỏ các nguyên nhân gây căng thẳng khỏi cuộc sống của mình. Việc nhận thức được các nguyên nhân gây căng thẳng chỉ giúp bạn kiểm soát và làm giảm các triệu chứng chóng mặt.

Hy vọng những bài tập này có thể giúp bạn kiểm soát chứng chóng mặt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chứng chóng mặt thường xuyên xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Neck Exercises for Vertigo http://www.livestrong.com/article/328265-neck-exercises-vertigo/1 Ngày truy cập 27/07/2017

10 Home Remedies for Vertigo http://www.healthline.com/health/home-remedies-for-vertigo#overview1 Ngày truy cập 27/07/2017

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Việt Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Khi cơn chóng mặt nguy hiểm hơn bạn nghĩ: Những triệu chứng nào đáng chú ý?

Giải pháp giúp người rối loạn tiền đình kiểm soát các triệu chứng hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo