Đau chi ma thường được mô tả là cảm giác đau liên tục, khó chịu, loạn cảm, nặng lên khi cử động hoặc có kích thích vào những vùng da bị tổn thương. Đây là hiện tượng thường gặp ở những người đã phẫu thuật đoạn chi (cắt cụt chi). Có nhiều người tin nguyên nhân là do vấn đề về tâm lý, nhưng các chuyên gia cho rằng cảm giác đau chi ma thực sự bắt nguồn từ tủy sống và não bộ của người bệnh.
Trong một số trường hợp, cảm giác này có thể thuyên giảm theo thời gian mà không cần điều trị. Ngược lại, một số người vẫn cảm nhận được cơn đau chi ma hàng ngày và cần sự hỗ trợ từ y tế.
Bạn đang gặp vấn đề về trí nhớ, thiếu tập trung? Tăng cường trí não với mẹo đơn giản qua Zalo.
Đặc điểm của cơn đau chi ma bao gồm:
Nguyên nhân chính xác của cơn đau này vẫn chưa rõ nhưng có thể có nguồn gốc từ tủy sống và não bộ. Trong quá trình chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), các phần của não nơi đã từng kết nối với các dây thần kinh của chi đã cắt cụt có phản ứng khi người bệnh cảm thấy đau.
Nhiều chuyên gia tin rằng cơn đau chi ma có thể được giải thích như là một phần của phản ứng với các tín hiệu tổng hợp từ não. Sau khi đoạn chi, các khu vực của tủy sống và não mất tín hiệu đầu vào từ chi bị thiếu và có cách đặc biệt để điều chỉnh sự “tách rời” này. Kết quả có thể kích hoạt tín hiệu cơ bản nhất của cơ thể, đó là cảm giác bị đau.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau khi đã cắt cụt 1 chi, não có thể tái cấu trúc một phần mạch cảm giác của bộ phận đó sang một phần khác của cơ thể. Nói cách khác, vì vùng bị cắt cụt không thể nhận thông tin cảm giác nên thông tin được chuyển đến nơi khác, chẳng hạn như từ bàn tay bị mất đến vùng gò má. Do đó, khi vùng má gặp va chạm, người bệnh cũng có cảm giác như bàn tay đã mất cũng đang được chạm vào và đôi khi phản ứng có thể gây đau.
Một số yếu tố khác được cho là góp phần vào cơn đau chi ma như các đầu dây thần kinh bị tổn thương, mô sẹo tại vị trí đoạn chi và cảm giác đau vật lý còn lưu giữ trước khi chi bị cắt cụt.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mặc dù không có phương pháp xét nghiệm y tế nào có thể chẩn đoán đau chi ma, bác sĩ có thể xác định tình trạng dựa trên các triệu chứng và hoàn cảnh của người bệnh, chẳng hạn như trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật trước khi cơn đau xuất hiện.
Người bệnh cần mô tả chính xác cảm giác đau nhằm giúp bác sĩ xác định rõ và có thể chẩn đoán đúng.
Bước đầu, bác sĩ thường điều trị bằng thuốc và sau đó có thể áp dụng thêm các liệu pháp không xâm lấn chẳng hạn như châm cứu. Những phương pháp có độ xâm lấn lớn hơn như tiêm chích hoặc cấy ghép thiết bị cũng có thể được cân nhắc. Phẫu thuật sẽ là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp khác không đem lại kết quả khả quan.
Điều trị bằng thuốc
Mặc dù không có loại thuốc đặc trị nhưng người bệnh có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh. Người bệnh thường cần phải trải qua thời gian dùng thử các loại thuốc khác nhau để tìm ra loại phù hợp với mình. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau chi ma là:
Liệu pháp y tế
Cũng như các loại thuốc, điều trị đau chi ma bằng các liệu pháp không xâm lấn cần trải qua giai đoạn thử nghiệm và quan sát. Các kỹ thuật sau đây có thể làm giảm đau ảo cho một số người:
Phẫu thuật
Như đã đề cập, phẫu thuật có thể là lựa chọn nếu đã thử qua các phương pháp điều trị khác mà không có kết quả như ý. Bác sĩ sẽ kích thích não sâu và kích thích vỏ não vận động, tương tự như kích thích tủy sống nhưng ở đây dòng điện được truyền trong não. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ được bác sĩ phối hợp để định vị các điện cực chính xác. Mặc dù dữ liệu vẫn còn hạn chế và các phương pháp điều trị này chưa được phê duyệt cụ thể trong điều trị đau chi ma, kích thích não nhiều khả năng là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho một số người bệnh.
Ngoài ra còn có phương pháp tân tiến hơn là sử dụng kính thực tế ảo. Chương trình trên máy tính có thể tạo ra hình ảnh ảo cho người bệnh nhìn thấy phần chi đã mất qua kính. Người bệnh sẽ “vận động” phần chi ảo để thực hiện những hành vi khác nhau như đá hay đập một quả bóng “ảo” treo giữa không trung. Mặc dù kỹ thuật này chỉ được thử nghiệm trên một số ít người nhưng tiên lượng của phương pháp rất khả quan.
Người bệnh có thể giảm bớt sự khó chịu từ cơn đau và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng một số biện pháp tại nhà như:
Vì nguy cơ hình thành cơn đau chi ma sẽ cao hơn ở những người bị đau chi trước khi cắt cụt, một số bác sĩ khuyên nên gây tê cục bộ (cột sống hoặc ngoài màng cứng) trong vài giờ hoặc vài ngày trước khi tiến hành cắt cụt chi. Biện pháp này có thể làm giảm đau ngay sau phẫu thuật cũng như giảm nguy cơ đau chi ma về sau.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Phantom pain. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/phantom-pain/diagnosis-treatment/drc-20376278 Ngày truy cập 27/3/2020
What Is Phantom Limb Pain? https://www.webmd.com/pain-management/guide/phantom-limb-pain#1 Ngày truy cập 27/3/2020
Phantom Limb Symptoms, Causes, and Treatments. https://www.verywellhealth.com/spotlight-on-phantom-pain-2564569 Ngày truy cập 27/3/2020
Phiên bản hiện tại
01/06/2020
Tác giả: Ngà Trương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh