Khi các triệu chứng sa sút trí tuệ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, kích động và sợ hãi vì không thể ghi nhớ mọi thứ hoặc bị thiếu tập trung. Trong một số dạng sa sút trí tuệ, khả năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi tìm đúng từ hoặc khó nói, cản trở giao tiếp rất nhiều.
Vì vậy, điều quan trọng là người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ nên ở cạnh bên, kiên nhẫn lắng nghe và nói chuyện với người bệnh càng nhiều càng tốt để hiểu họ muốn gì và cần gì. Đồng thời, hãy hỗ trợ họ cải thiện các kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy và giữ các mối quan hệ xã hội xung quanh. Điều này cũng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy lạc quan, vui vẻ và không bị tự ti về bản thân.
Một số điều mà bạn nên làm:
- Giữ bình tĩnh để lắng nghe bệnh nhân và thấu hiểu những gì họ muốn nói.
- Tôn trọng và cho người bệnh có không gian riêng.
- Nhắc cho người bệnh nhớ về họ là ai nếu họ không nhớ và khơi gợi những kỉ niệm đẹp trong quá khứ bằng đồ vật, tranh ảnh…
- Khuyến khích và cùng người bệnh tham gia các hoạt động mà họ yêu thích nếu có thể, chẳng hạn như tập thể dục, đi dạo, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, làm vườn,… để duy trì sự năng động về mặt thể chất lẫn tinh thần.
- Hãy để người bệnh chủ động trong cuộc sống của họ càng nhiều càng tốt.
- Giữ những đồ vật và ảnh kỉ niệm của những người thân yêu xung quanh nhà để giúp người bệnh cảm thấy yên tâm hơn.

Quan tâm vấn đề ăn uống
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là một phần quan trọng trong lối sống của tất cả mọi người nói chung và người bệnh sa sút trí tuệ nói riêng.
Những người bị sa sút trí tuệ có thể không uống đủ nước vì không nhận ra mình đang khát, bị khó nuốt, không nhận ra đâu là thức ăn, quên đồ ăn thức uống từng yêu thích, không chịu ăn hoặc yêu cầu kết hợp những thực phẩm lạ…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!