backup og meta

Có nên uống thuốc chống đột quỵ

Có nên uống thuốc chống đột quỵ

Bạn đọc hỏi:

Bác sĩ cho tôi hỏi, nhà tôi hiện đã có 2 người từng bị đột quỵ là bố tôi (83 tuổi) và chị tôi (65 tuổi). Vậy tôi năm nay 62 tuổi có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Tôi rất lo mình cũng sẽ bị giống như bố và chị mình.

Trần Văn Cường

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn, 

Với câu hỏi có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không, bác sĩ Hồ Văn Hùng – Khoa Thần kinh và Alzheimer, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trung tâm thần kinh bệnh viện Bạch Mai giải đáp như sau:

Đột quỵ não là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trên thế giới, đặc biệt ở những người cao tuổi. Bệnh này là nguyên nhân gây tử vong thường gặp thứ hai, nguyên nhân đứng đầu gây tàn tật trên toàn thế giới và có xu hướng ngày càng tăng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, đặc biệt khi tỉ lệ dân số cao tuổi ngày càng tăng. Do đó, những lo ngại của bạn về bệnh đột quỵ não, băn khoăn có nên uống thuốc chống đột quỵ không là hoàn toàn dễ hiểu.

Hiện tại, nhiều nguyên cứu trên thế giới đã và đang được thực hiện nhằm làm giảm tỉ lệ mắc và tái phát bệnh đột quỵ não. Tuy nhiên, hiện tại chưa có thuốc nào được coi là thuốc chống đột quỵ não, chỉ có một số thuốc ngừa đột quỵ được bác sĩ kê đơn nhằm phòng ngừa tái phát ở những người đã từng mắc phải tình trạng này. Hiện nay, trên thị trường có một số quảng cáo thuốc chống đột quỵ não không được kiểm định, chưa được chứng minh hiệu quả, bạn không nên sử dụng những loại thuốc này. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc được kê theo đơn của các bác sĩ.

Mặc dù vậy, bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ não của chính bạn bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Các yếu tố nguy cơ mà bạn có thể kiểm soát được đó là: tình trạng béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, ít vận động thể chất, sử dụng các chất kích thích,… Do đó, để giảm nguy cơ đột quỵ não, bạn cần có một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn phù hợp và giảm cân nặng nếu có thừa cân. 

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng nữa đó là bạn phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, bởi vì nhiều bệnh lý là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường,… có thể không biểu hiện ra bên ngoài mà chỉ có đi khám sức khỏe mới phát hiện ra sớm được. Đồng thời, nếu có những bệnh lý trên, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Đây mới là cách tốt nhất để duy trì được sức khỏe ổn định và làm giảm nguy cơ bị bệnh đột quỵ não của bạn thay vì lo lắng có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không.

>> Bạn có thể muốn xem thêm:

Đứng một chân test đột quỵ có thực sự chính xác?

Tầm quan trọng của các bài tập chống đột quỵ và cách thực hiện

Trân trọng!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stroke – Prevention https://www.nhs.uk/conditions/stroke/prevention/ Ngày truy cập: 23/02/2022

7 things you can do to prevent a stroke https://www.health.harvard.edu/womens-health/8-things-you-can-do-to-prevent-a-stroke Ngày truy cập: 23/02/2022

Preventing Stroke: What You Can Do https://www.cdc.gov/stroke/prevention.htm Ngày truy cập: 23/02/2022

 

Phiên bản hiện tại

23/02/2022

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hồ Văn Hùng

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tai biến mạch máu não và những thông tin cần biết

Triệu chứng tai biến mạch máu não nhẹ: Đừng chủ quan xem thường!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Hồ Văn Hùng

Thần kinh · Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 23/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo