backup og meta

Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn

Tìm hiểu chung

Viêm sụn sườn là bệnh gì?

Viêm sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn. Đây là tình trạng đau và căng tức ngực do khớp sụn sườn bị sưng viêm. Khớp sụn sườn là đoạn mô xốp dày và đàn hồi nối giữa xương sườn và xương ức. Viêm sụn sườn thường tự khỏi sau vài ngày.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm sụn sườn là gì?

Các triệu chứng của viêm khớp sụn sườn rất giống với đau thắt ngực do bệnh tim gây ra như:

  • Đau và khó chịu ở một hoặc hai bên ngực.
  • Cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.
  • Đau dữ dội hơn khi hắt hơi, ho hoặc hít thở sâu.
  • Thở gấp, thở ngắn, khó thở.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm sụn sườn là gì?

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra viêm sụn sườn, tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng viêm sụn sườn có thể có liên quan đến:

  • Tập luyện quá sức hoặc đột ngột nâng vật nặng.
  • Chấn thương vùng ngực.
  • Ho nhiều và dai dẳng, từ đó ảnh hưởng đến cơ xương vùng ngực.
  • Viêm khớp mãn tính.
  • Nhiễm trùng khớp, nhiễm virus lao phổi, vi khuẩn giang mai…
  • Khối u ở vùng sụn sườn, khối u lành tính hay ác tính đều có thể gây viêm sụn sườn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnhviêm sụn sườn?

Viêm sụn sườn thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu hết, các ca mắc phải viêm sụn sườn đều trong độ tuổi từ 10 đến 21. Viêm sụn sườn cũng có thể xảy ra ở người lớn với tỷ lệ nữ mắc bệnh là 70%. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm sụn sườn?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc viêm sụn sườn nếu bạn:

  • Hút thuốc lá.
  • Béo phì.
  • Có sức đề kháng yếu.
  • Mắc các bệnh rối loạn tự miễn hoặc các bệnh về khớp.
  • Bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc u tuyến giáp.
  • Đã từng mắc hội chứng Tietze.

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và phòng ngừa nếu bạn có một trong những nguy cơ trên.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm sụn sườn?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm sụn sườn dựa trên tình trạng bệnh lý và khám lâm sàng. Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện chụp X-quang nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau một thời gian. Thông thường, chẩn đoán viêm sụn sườn không yêu cầu xét nghiệm máu nhưng bác sĩ vẫn có thể đề nghị kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không mắc phải các bệnh lý nào khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm sụn sườn?

Thông thường, viêm sụn sườn sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen để giảm sưng viêm. Trước khi dùng thuốc, hãy báo với bác sĩ nếu bạn bị bệnh tim, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, loét dạ dày hoặc có tiền sử xuất huyết. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng biện pháp chườm nóng. Tuy nhiên, hãy lưu ý không nên chườm quá nóng hoặc trong thời gian quá dài. Nếu những phương pháp điều trị trên không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone nếu cần.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm sụn sườn?

Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình, bạn cần duy trì một vài thói quen sau:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn dự định tập thể thao hoặc vận động trở lại.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không giảm, hoặc có diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Costochondritis

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/costochondritis/basics/causes/con-20024454

Ngày truy cập 11/09/2015

Costochondritis

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000164.htm

Ngày truy cập 11/09/2015

Costochondritis

http://www.webmd.com/pain-management/costochondritis?print=true#1

Ngày truy cập 11/09/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

Top 4 Bệnh viện, Phòng khám Cơ xương khớp uy tín tại Hà Nội

Những cơn đau ngực ở phụ nữ: Nguyên nhân và giải pháp


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo