backup og meta

Những phương pháp chữa vẹo cột sống không phẫu thuật

Những phương pháp chữa vẹo cột sống không phẫu thuật

Vẹo cột sống thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nó làm ảnh hưởng tới hình dáng của bạn. Một số trường hợp hiếm, vẹo cột sống gây ra một số bệnh về cột sống và bạn nên theo dõi để điều trị sớm.

Chứng vẹo cột sống là tình trạng trong đó cột sống có đường cong bất thường. Trong một số trường hợp, chứng vẹo cột sống chỉ ở mức nhẹ và bạn chỉ cần đi khám bác sĩ. Đối với các trường hợp khác, bạn cần phải điều trị ngay. May mắn thay, hầu hết các liệu trình điều trị không liên quan đến phẫu thuật. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về các lựa chọn không phẫu thuật cho chứng vẹo cột sống.

Quan sát

Trong một số trường hợp, bạn chỉ phải gặp bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn quan sát trong trường hợp đường cong của cột sống nhẹ và đang phát triển (trẻ em và thanh thiếu niên). Bác sĩ sẽ kiểm tra cột sống của bạn mỗi 4 đến 6 tháng để xem liệu chứng vẹo cột sống của bạn có đang được cải thiện hay tệ hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần điều trị hay không.

Sử dụng nẹp

Bác sĩ sẽ đề nghị bạn đeo nẹp nếu cột sống bạn vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đường cong cột sống trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tình trạng của bạn chuyển từ mức độ vừa sang nặng. Nẹp sẽ không chữa khỏi hẳn chứng vẹo cột sống nhưng nó sẽ ngăn cản sự tiến triển của bệnh sau này.

Bác sĩ sẽ chỉ định loại nẹp dựa vào vị trí đường cong trong cột sống, số đường cong, sự linh hoạt của xương sống, sức khỏe tổng thể của bạn và các tình trạng y tế khác. Bác sĩ sẽ làm việc với một chuyên gia sản xuất các thiết bị y tế thiết kế nẹp để lựa chọn ra loại phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

Có hai loại nẹp chính là nẹp bằng nhựa và nẹp động. Loại nẹp nhựa phổ biến nhất là loại che mặt trước và mặt sau của phần trên cơ thể. Nó được mang dưới nách, xung quanh ngực, thắt lưng và hông. Nẹp động sử dụng dây đeo mềm để giữ trên cơ thể. Khi mặc những bộ quần áo rộng, bạn không thể nhìn thấy nẹp.

Bạn cần phải đeo nẹp vài tiếng mỗi ngày cho đến khi cột sống của bạn ngừng phát triển (khoảng 2 năm sau khi bé gái có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bé trai đến tuổi dậy thì, có mọc râu hoặc khi cơ thể ngừng phát triển chiều cao). Đeo nẹp càng nhiều giờ mỗi ngày, hiệu quả của nó càng cao. Bạn thường sẽ phải đeo nẹp khoảng 16–23 giờ mỗi ngày.

Đeo nẹp không hạn chế sự di chuyển của bạn nhiều và bạn vẫn có cơ hội tham gia vào các hoạt động thể chất nhất định.

Vật lý trị liệu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vật lý trị liệu giúp bạn cải thiện hình dạng cột sống của mình, làm cho nó thẳng hơn. Vật lý trị liệu cũng có thể giúp bạn hít thở tốt hơn.

Yoga và xoa bóp cũng mang lại lợi ích. Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy chúng có thể điều trị chứng vẹo cột sống. Bạn nên hỏi bác sĩ về các lựa chọn điều trị này.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác giúp tăng cường cơ và giảm áp lực trên cột sống bao gồm điều trị bằng nắn chỉnh cột sống, kích thích điện và hỗ trợ.

Vẹo cột sống thường không nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp không cần điều trị. Ngay cả khi bạn phải được điều trị, lựa chọn không phẫu thuật sẽ được áp dụng trước tiên. Khi cột sống của bạn có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Scoliosis. https://medlineplus.gov/scoliosis.html. Ngày truy cập 21/03/2017.

What Is Scoliosis? Fast Facts: An Easy-to-Read Series of Publications for the Public. https://www.niams.nih.gov/health_info/scoliosis/scoliosis_ff.asp. Ngày truy cập 21/03/2017.

Scoliosis – Treatment. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/diagnosis-treatment/treatment/txc-20193777. Ngày truy cập 21/03/2017.

Nonsurgical Treatment Options for Scoliosis. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00636. Ngày truy cập 21/03/2017.

Phiên bản hiện tại

03/08/2020

Tác giả: Lê Vân Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Lê Vân Anh · Ngày cập nhật: 03/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo