backup og meta

Xơ cứng bì

Tìm hiểu chung

Bệnh xơ cứng bì là gì?

Bệnh xơ cứng bì là nhóm các bệnh hiếm gặp gây ra xơ cứng da và các mô kết nối. Triệu chứng của xơ cứng bì phần lớn thường dễ thấy trên da, nhưng cũng có một số trường hợp bị  phá hủy các bộ phận khác trong cơ thể như mạch máu, cơ quan nội tạng và ống tiêu hóa. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh rất đa dạng tùy thuộc vào bộ phận nào bị ảnh hưởng.

Có hai dạng xơ cứng bì chủ yếu là xơ cứng bì cục bộ và xơ cứng bì hệ thống.

  • Xơ cứng bì cục bộ ảnh hưởng đến một phần cơ thể, thường là các tế bào da. Bệnh không gây hại đến các cơ quan khác. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể sẽ tự khỏi, nhưng đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, xơ cứng bì có thể phá hủy da của người bệnh;
  • Xơ cứng bì hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm da, mô dưới da, mạch máu và các cơ quan nội tạng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xơ cứng bì là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xơ cứng bì rất đa dạng phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng:

  • Da nhìn trơn bóng do các mô dày và cứng gây ra, thường xuất hiện ở tay và mặt;
  • Ngón tay ngón chân lạnh và bị chuyển màu đỏ, trắng hoặc xanh, đây là hiện tượng Raynaud;
  • Đau và lở loét đầu ngón tay;
  • Có những đốm đỏ nhỏ trên mặt và ngực do những mạch máu bị mở hay còn gọi là giãn mao mạch;
  • Ngón tay, ngón chân bị sưng và đau;
  • Khớp bị sưng và đau;
  • Cơ yếu;
  • Khô mắt, khô miệng (hội chứng Sjogren);
  • Phần lớn bàn tay và các ngón tay bị sưng;
  • Thở gấp;
  • Ợ nóng;
  • Tiêu chảy;
  • Sụt kí.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh xơ cứng bì?

Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì hiện vẫn chưa rõ. Một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân bệnh do một số sai sót của chức năng của hệ miễn dịch, khi hệ miễn dịch tấn công các mô thay vì tấn công virus và vi khuẩn như thông thường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh xơ cứng bì?

Bệnh ảnh hưởng đến nữ giới từ 30-50 nhiều hơn. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh xơ cứng bì?

Bệnh xơ cứng bì rất khó để chẩn đoán vì bệnh có nhiều dạng và ảnh hưởng đến các phần cơ thể cũng khác nhau với mỗi người.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng để xác định dấu hiệu bệnh xơ cứng bì ảnh hưởng lên da. Bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể hồng cầu do hệ miễn dịch tạo ra. Để kiểm tra sự tổn hại ở các phần cơ thể khác, bác sĩ sẽ yêu cầu khám hô hấp, chụp CT phổi và điện tâm đồ. Bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu mô ở phần da bị ảnh hưởng để xét nghệm để xem có bất kì sự bất thường nào hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh xơ cứng bì?

Hiện chưa có phương pháp điều trị cho bệnh xơ cứng bì, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh bằng cách dùng thuốc:

  • Thuốc khác sinh không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofenhoặc aspirin nhằm giúp giảm đau và sưng;
  • Thuốc chứa steroid và một số loại thuốc khác để kiểm soát phản ứng miễn dịch. Những loại thuốc này có thể giúp ích cho các vấn đề về cơ bắp, khớp hoặc các cơ quan nội tạng.
  • Các loại thuốc hỗ trợ lưu thông máu đến các ngón tay;
  • Thuốc chữa trị huyết áp;
  • Các loại thuốc giúp mở rộng mạch máu, phổi hoặc ngăn ngừa các mô khỏi bị sẹo;
  • Thuốc suy tim.

Bên cạnh sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một số điều trị nhằm giảm thiểu các triệu chứng, bao gồm:

  • Điều trị da, bao gồm liệu pháp laser và liệu pháp ánh sáng;
  • Liệu pháp vật lý;
  • Liệu pháp lao động;
  • Ghép nội tạng nếu các cơ quan bị phá hủy nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xơ cứng bì?

Bạn có thể làm theo các bước sau để kiểm soát các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì:

  • Vận động cơ thể: các bài tập thể dục rất quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại nguy cơ mắc nhiều bệnh. Ngoài ra, tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn cản sự cứng cơ cũng như giúp cho các khớp xương linh hoạt hơn;
  • Không hút thuốc lá: Nicotine có thể tăng nguy cơ làm cho các mạch máu và mô phổi cứng lại. Nếu bạn khó có thể cai thuốc lá, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ;
  • Kiểm soát ợ nóng: do ợ nóng tạo ra axit có thể phá hủy thực quản, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm khiến bạn ợ nóng hoặc ợ hơi. Bạn nên tránh ăn quá nhiều hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ. Hãy điều chỉnh vị trí ngủ của bạn sao cho đầu đặt cao hơn ngực để tránh trào ngược. Nếu những mẹo nhỏ này không có tác dụng thì thuốc kháng axit có thể sẽ có hiệu qủa để loại bỏ các triệu chứng;
  • Giữ ấm cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Scleroderma. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scleroderma/home/ovc-20206014. Ngày truy cập 12/08/2016.

Scleroderma: Main Types & Top Questions Answered. http://www.webmd.com/pain-management/scleroderma. Ngày truy cập 12/08/2016.

What Is Scleroderma? Fast Facts: An Easy-to-Read Series of Publications for the Public. http://www.niams.nih.gov/health_info/scleroderma/scleroderma_ff.asp. Ngày truy cập 12/08/2016.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

THOÁI HÓA KHỚP - ĐIỀU TRỊ KHÔNG CHỈ CẦN GIẢM ĐAU

Làm thế nào để điều trị thoái hoá khớp gối an toàn, hiệu quả?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo