backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người mắc thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Cường · Ngày cập nhật: 05/06/2021

    Người mắc thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?

    Thoát vị đĩa đệm gây nên các biến chứng đau mỏi lưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt và di chuyển. Mặc dù đã đến các cơ sở thăm khám và điều trị nhưng bản thân bệnh nhân cũng cần phải tự giác bảo vệ sức khỏe bản thân tại nhà. Vậy chúng ta sẽ có thể vận động như thế nào để hỗ trợ tình trạng đau mỏi cơ lưng?

    Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga không? Đây là câu hỏi mà Hello Bacsi thường gặp nhất. Vận động thể dục thể thao đối với bất kỳ ai cũng đều là có lợi cả, tuy nhiên đối với những người gặp vấn đề về cột sống, đau lưng hay cơ xương khớp sẽ cần có nhiều điều phải lưu ý hơn. 

    Người bị chứng thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga? 

    Có nhiều nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của yoga trong điều trị bệnh đã chứng minh rằng yoga có thể giúp ích rất nhiều đối với các vấn đề ở lưng. Khi giữ tư thế yoga (trong 10-60 giây), bạn có thể tăng cường cơ ở lưng cũng như ở bụng một cách nhẹ nhàng. Bởi vì các cơ ở lưng và bụng là những thành phần thiết yếu của mạng lưới cơ của cột sống, tăng cường các cơ này giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động thích hợp. Cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm đau lưng rất nhiều.

    Yoga khiến các cơ được kéo dãn và thư giãn. Trong khi thực hiện các tư thế, một số cơ thư giãn và những cơ khác căng ra, thúc đẩy sự thư giãn và tính linh hoạt trong các cơ và khớp xương. Hơn nữa, việc kéo dãn cơ gân kheo (ở mặt sau của đùi) giúp mở rộng các chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên lưng. Kéo dãn với yoga cũng có thể làm tăng lưu lượng máu, cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông, truyền đến cơ và các mô mềm ở thắt lưng.

    Có nhiều tư thế yoga khác nhau và hầu hết các tư thế có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Người có tình trạng đau lưng có thể thực hiện nhiều tư thế yoga ở mức độ đơn giản. Ví dụ như khi nằm ngửa trong lúc tập, để giảm căng ở lưng và tránh đau, bạn có thể đặt một tấm chăn hoặc gối bên dưới chỗ đau.

    Mặc dù yoga an toàn đối với hầu hết mọi người, một số bệnh nhân có thể cần phải tránh một số tư thế yoga nhất định. Ví dụ, bệnh nhân bị hẹp ống sống tiến triển nên tránh uốn cong lưng khi tập yoga vì nó có thể ảnh hưởng nhiều hơn lên cột sống. Những bệnh nhân có bệnh về cột sống cổ nên tránh tư thế trồng cây chuối hoặc đứng bằng vai trong yoga.

    tư thế rắn hổ mang

    Những điều cần lưu ý cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi tập Yoga. 

    Trước khi bắt đầu các buổi tập, bạn nên thả lỏng bản thân hết mức có thể, hãy nghĩ đây là cách bạn giảm căng thả cho bản thân chứ không phải một buổi ra sức luyện tập. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, mặc những bộ quần áo, mang giày dép thoải mái, vừa vặn với bản thân. Tốt nhất, bạn nên tìm người tập cùng hoặc có HVL quan sát để tránh các tình huống xấu có thể xảy ra. 

    Những người có những tình trạng đặc biệt ở lưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga (hoặc bất kỳ chương trình tập thể dục khác). Bệnh nhân cũng nên tìm một huấn luyện viên yoga được đào tạo giỏi, có thể sửa đổi các bài tập yoga dựa trên chẩn đoán cụ thể của từng cá nhân. Với một giáo viên yoga tốt, bạn sẽ tối đa hóa được lợi ích từ việc luyện tập yoga thường xuyên. Nếu trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện như sưng đau hơn, lúc này bạn ngừng lại và tham vấn thêm ý kiến từ bác sĩ. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Việt Cường · Ngày cập nhật: 05/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo