Trật mắt cá chân hay còn được gọi là lật sơ mi, rất thường gặp ở những thường chơi các môn thể thao như đá bóng hay quần vợt. Nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả khi bạn đi bộ và bị hụt chân. Tuy nhiên, nhiều người đã ngó lơ chấn thương này, dẫn đến nó tái phát thường xuyên và gây ra các vấn đề mắt cá mãn tính.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay về cách sơ cứu và điều trị dứt điểm chấn thương này nha!
Trật mắt cá chân là gì?
Khác với các dạng trật khớp, trật mắt cá chân là tình trạng tổn thương hay đứt (một phần hoặc hoàn toàn) dây chằng. Do đó còn được gọi là bong gân mắt cá chân. Hầu hết các trường trật mắt cá chân, mắt cá chân bị gập vào và đảo ngược – bàn chân quay vào trong về phía chân kia. Đây là một trong các chấn thương thể thao phổ biến, chiếm đến 25%.
Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, hầu hết sẽ hồi phục trong 4-6 tuần nhưng cũng có một số trường hợp bị tái đi tái lại gây đau mắt cá mãn tính, viêm khớp,..
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định mức độ trật mắt cá chân của bạn để giúp đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Chấn thương này được phân loại dựa trên mức độ tổn thương xảy ra đối với dây chằng.
- Cấp độ 1: Giãn nhẹ dây chằng. Đau và sưng tấy nhẹ xung quanh mắt cá chân.
- Cấp độ 2: Rách một phần dây chằng và đau vừa phải ở vùng mắt cá chân. Nếu di chuyển cổ chân, bác sĩ sẽ thấy sự lỏng lẻo ở khớp mắt cá chân.
- Cấp độ 3: Đứt hoàn toàn dây chằng, đau đớn ở mắt cá chân. Khi bác sĩ kéo hoặc đẩy mắt cá chân, phần khớp này biểu hiện sự lỏng lẻo rõ rệt.
Hướng dẫn cách sơ cứu và điều trị tại nhà cho trật mắt cá chân
Đối với các trường hợp nhẹ trật mắt cá chân nhẹ, có thể sơ cứu tại nhà theo nguyên tắc RICE:
- R – Rest (nghỉ ngơi): tức là cho cổ chân của bạn được nghỉ ngơi. Hạn chế vận động hoặc có thể đi lại với nạng trong tối thiểu 48 – 72 giờ. Sau đó khi đã đỡ hơn, bạn nên vận động cổ chân nhẹ nhàng để tránh hiện tượng cứng khớp.
- I – Ice (chườm đá): chườm đá ngay lập tức từ 20-30 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày để làm giảm bớt sưng. Lưu ý nên sử dụng túi chườm hoặc bọc đá lạnh qua lớp khăn, không áp đá lạnh trực tiếp lên vết thương để giảm đau. Trong vài ngày đầu không nên chườm nóng hoặc xoa bóp với dầu gió/ rượu.
- C – Compression (Quấn băng): dùng gạc mềm quấn quanh cổ chân với lực vừa phải giúp cố định dây chằng và khớp, hỗ trợ mau lành chấn thương.
- E – Elevation (Nâng cao chân): đưa cao mắt cá chân hơn mức tim nhiều nhất có thể trong 48 giờ đầu trật mắt cá chân. Điều này giúp ngăn ngừa sưng tại khớp cổ chân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac hay naproxen để hỗ trợ giảm đau tại nhà. Hãy tránh tắm nước nóng trong thời gian này sẽ hạn chế cổ chân bị sưng thêm.
Sau vài ngày đến 2 tuần, hầu hết những trường hợp trật khớp cổ chân sẽ phục hồi. Đừng vận động quá gắng sức cho đến khi cổ chân lành hẳn.
Rất hiếm các trường hợp trật mắt cá chân phải phẫu thuật để điều trị. Chỉ khi chấn thương không đáp ứng với các điều trị tại nhà và không phẫu thuật kể trên hay tái đi tái lại sau khi hồi phục.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ ngay?
Một số trường hợp sưng và đau do trật mắt cá chân cần phải được khám bác sĩ ngay để điều trị can thiệp kịp thời, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần hỗ trợ y tế cho chấn thương:
- Chân bị thương không thể chịu lực, có cảm giác khớp không ổn định hoặc tê liệt hoặc cảm giác không sử dụng khớp được nữa. Điều này có thể là dây chằng đã rách hoàn toàn hoặc bạn bị gãy xương và bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Trên đường đi đến bệnh viện, có thể chườm lạnh lên vết thương.
- Đau ngày càng tặng hơn hoặc không đỡ dù đã được sơ cứu.
- Bạn bị nề đỏ, mẩn lan ra từ vùng bị thương – dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
- Chấn thương mắt cá chân tái đi tái lại sau khi hồi phục. Lúc này bạn cần được điều trị chuyên sâu hơn bằng vật lý trị liệu.
- Có cảm giác đau trực tiếp từ xương ở phần bị mắt cá bị chấn thương.
- Bị sốt, thấy nóng bừng hoặc rùng mình. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Những biện pháp nào để phòng ngừa trật mắt cá chân?
Trật mắt cá chân là tổn thương dây chằng phổ biến nhất. Để giảm tái phát vào những lần sau, dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
- Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hay tham gia các hoạt động thể chất.
- Chú ý khi đi bộ, chạy hay làm việc trên những nơi không bằng phẳng.
- Mang giày vừa chân nhằm đảm bảo chân được nâng đỡ tốt nhất.
- Thực hiện các bài tập kéo căng hay tăng sức mạnh dẻo dai cho cổ chân và mắt cá thường xuyên.
- Ngừng các hoạt động làm bạn cảm thấy đau ở cổ chân, bàn chân hay mắt cá chân.
- Phụ nữ nên hạn chế tối đa việc đi giày cao gót/
[embed-health-tool-bmi]