backup og meta

Giãn dây chằng đầu gối: Khi nào? Xử trí ra sao?

Giãn dây chằng đầu gối: Khi nào? Xử trí ra sao?

Đau do giãn dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là ở vận động viên hay những người thường xuyên chơi các môn thể thao cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ,… Nếu không được xử trí kịp thời, dây chằng đầu gối có thể bị đứt hoàn toàn và để lại di chứng cho người bệnh. 

Hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau với Hello Bác sĩ để hiểu rõ và biết cách điều trị đúng chấn thương này nhé! 

Tìm hiểu chung

Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Dây chằng đầu gối là một dải mô có tính đàn hồi, chịu trách nhiệm nối xương đùi (ở cẳng chân trên) với xương cẳng chân (xương chày và xương mác). Không chỉ có vai trò nối các xương với nhau mà dây chằng đầu gối còn tạo sức mạnh và tính ổn định cho các khớp. Giãn dây chằng đầu gối là một trong vị trí tổn thương dây chằng thường gặp nhất trên cơ thể. 

Giãn dây chằng đầu gối có thể là: 

Giãn dây chằng đầu gối hay tình trạng giãn dây chằng nói chung thường dễ bị nhầm lẫn với căng cơ – cùng là tình trạng kéo căng quá mức dẫn đến giãn và thậm chí là rách mô. Tuy nhiên, khác nhau ở điểm căng cơ là tổn thương ở dải mô nối cơ với xương, trong khi giãn dây chằng là tổn thương ở dải mô nối hai xương với nhau.   

Giãn dây chằng đầu gối là gì

Mức độ giãn dây chằng đầu gối 

Giãn dây chằng ở đầu gối có thể được chia ra thành 3 cấp độ: 

  • Độ 1 (nhẹ): Dây chằng bị kéo căng quá mức hoặc chỉ rách nhẹ. Triệu chứng chỉ là đau, sưng hoặc bầm tím nhẹ. Người bệnh vẫn có thể đứng trụ bằng chân bị ảnh hưởng và gập gối.
  • Độ 2 (vừa phải): Dây chằng bị kéo giãn dẫn đến rách nhưng vết rách vừa phải (chỉ ảnh hưởng đến một phần). Các dấu hiệu khác bao gồm sưng, đỏ và đau. Đồng thời, khi bị giãn dây chằng đầu gối mức 2, người bệnh sẽ gặp khó khăn để đứng trụ trên chân đó hoặc gập gối. 
  • Độ 3 (nặng). Dây chằng bị rách hoặc đứt hoàn toàn, thường do đứt giãn từ hai dây chằng ở đầu gối trở lên. Ở mức độ chấn thương này, đầu gối sưng đau dữ dội và bầm tím do chảy máu. Người bệnh không thể nào trụ được trên chân bị giãn dây chằng hay gập gối. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng giãn dây chằng đầu gối 

Tùy vào từng mức độ chấn thương mà giãn dây chằng đầu gối sẽ có những biểu hiện khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Nghe tiếng “bốp” trong khớp gối như khi bị trật khớp gối
  • Đau đầu gối. 
  • Sưng tấy.
  • Bầm tím. 
  • Khớp gối bị hạn chế khả năng di chuyển. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối là gì?

Giãn dây chằng đầu gối là chấn thương thường gặp ở vận động viên, nhất là những người chơi các môn thể thao nhanh và mạnh như bóng đá, bóng rổ,…Chấn thương do thể thao chiếm đến 70% nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối. 

Ngoài ra, những chấn thương trực tiếp và gián tiếp khác như tai nạn giao thông hay té ngã khiến khớp bị lệch khỏi vị trí ban đầu cũng dẫn đến kéo căng hoặc làm rách dây chằng.  

Nguyên nhân giãn dây chằng đầu gối

Bạn có thể xem thêm: Phân biệt 5 chấn thương đầu gối phổ biến

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán giãn dây chằng đầu gối?

Giãn dây chằng đầu gối có thể chẩn đoán thông qua: 

  • Thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về quá trình bị chấn thương và các triệu chứng lâm sàng khác để xác định xem liệu bạn có nguy cơ bị tổn thương dây chằng đầu gối không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng sưng tấy và biên độ chuyển động của khớp gối bị chấn thương. 
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Chụp X quang được chỉ định để xem có xảy ra gãy xương hay không. Dựa trên kết quả chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm tiếp theo cho bệnh nhân, như siêu âm, nội soi khớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá cụ thể hơn. 

Những phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối

Bác sĩ thường khuyến cáo người bị giãn dây chằng đầu gối nên áp dụng nguyên tắc PRICE trong 24-48 giờ sau chấn thương. Nguyên tắc này cụ thể như sau: 

  • Bảo vệ – P (Protection). Ngay sau chấn thương, bệnh nhân cần được bất động khớp gối bằng nẹp. 
  • Nghỉ ngơi – R (Rest). Nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh, tránh tạo thêm áp lực cho khớp gối.  
  • Chườm lạnh – I (Ice). Chườm túi nước đá lên vùng dây chằng bị giãn, trong khoảng 10 phút, từ 4-8 lần mỗi ngày. 
  • Nẹp/Băng ép – C (Compression). Bạn có thể dùng băng vải (hoặc băng thun) cố định vùng chấn thương để giảm sưng. Lưu ý: bạn không nên băng quá chặt vì có thể gây cản trở lưu thông máu, khiến cơn đau trầm trọng hơn. 
  • Nâng cao – E (Elevation). Nâng cao chân ở mức trên tim, có thể sử dụng gối để kê cao chân nhằm giảm sưng. 

Giãn dây chằng đầu gối có cần phẫu thuật?

Tùy vào từng mức độ chấn thương và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị giãn dây chằng hay không. Nếu trường hợp bệnh nhân có nhu cầu vận động cao hoặc đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn nhưng phần còn lại của dây chằng không được đảm bảo chức năng thì phẫu thuật là cần thiết. Điều này giúp tránh thoái hóa khớp về sau.

Bạn có thể xem thêm: Đứt dây chằng khớp gối: Chấn thương nghiêm trọng nhưng thường bị phớt lờ

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối?

Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn tình trạng giãn dây chằng đầu gối nhưng cũng có một số mẹo giúp bạn giảm thiểu nguy cơ chấn thương dây chằng. Những mẹo này bao gồm: 

  • Tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao quá sức hay khi cơ thể đang mệt mỏi. 
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục đều đặn và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. 
  • Luôn giãn cơ trước và sau khi tập luyện thể dục, thể thao.
  • Thực hành các biện pháp an toàn để phòng tránh té ngã như lắp tay vịn cầu thang, đảm bảo sàn nhà không trơn trượt,… đặc biệt là ở người lớn tuổi. 
  • Mang giày và các dụng cụ thể thao vừa vặn với cơ thể. 
  • Nên thực hiện các bài tập kéo giãn hằng ngày hoặc trước khi tập vật lý trị liệu. 

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng giãn dây chằng đầu gối và có cách ứng phó cũng như phòng tránh chấn thương này một cách phù hợp nhé! 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sprains: Types, Causes, Treatment & Prevention

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15461-sprains-of-the-ankle-knee-and-wrist

Ngày truy cập: 16/11/2022

Knee Ligaments: Anatomy, ACL, MCL, PCL, LCL, Torn Ligament

https://my.clevelandclinic.org/health/body/21596-knee-ligaments

Ngày truy cập: 16/11/2022

Ligament Injuries to the Knee | Johns Hopkins Medicine

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/ligament-injuries-to-the-knee

Ngày truy cập: 16/11/2022

Knee Ligament Injuries: Causes, Symptoms & Treatment | UW Medicine

https://www.uwmedicine.org/conditions-symptoms/bone-joint-muscle/knee-ligament-injuries

Ngày truy cập: 16/11/2022

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối | BvNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/chan-thuong-chinh-hinh/trieu-chung-gian-day-chang-dau-goi

Ngày truy cập: 16/11/2022

Phiên bản hiện tại

24/11/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

Hãy cẩn thận! Cơn đau khớp của bạn có thể là viêm cột sống dính khớp

Đau đầu gối nhưng không sưng – Biểu hiện của nhiều bệnh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 24/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo