backup og meta

Thấp khớp

Tìm hiểu chung

Thấp khớp là bệnh  gì?

Thấp khớp là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cơ bắp, xương, khớp và đôi khi được coi là bệnh viêm thấp khớp.

Phần lớn, người ta dùng từ “thấp khớp” để đề cập đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số quốc gia dùng từ “thấp khớp” để miêu tả hội chứng đau cơ xơ hóa. Thấp khớp có 2 dạng:

  • Thấp khớp liên quan tới khớp: những tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, Gút, viêm đốt sống, v.v.;
  • Thấp khớp không liên quan đến khớp: tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến các phần mô mềm và cơ như viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thấp khớp là gì?

Những dấu hiệu của bệnh thấp khớp bao gồm:

  • Khớp bị cứng, thường tệ hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động. Tình trạng này có thể kéo dài 1-2 giờ (hoặc thậm chí cả ngày);
  • Khớp yếu, ấm lên và sưng;
  • Biến dạng khớp. Khi sụn và sụn nang khớp bị tổn thương nghiêm trọng, toàn bộ khớp có thể trở nên biến dạng. Tình trạng này thường là do không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mãn tính;
  • Mệt mỏi, sốt và sụt cân.

Ban đầu, bệnh thấp khớp có thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, đặc biệt là các khớp nối ngón tay với bàn tay và các ngón chân với bàn chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường lây lan đến khớp cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra với các khớp hai bên cơ thể.

Bệnh thấp khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác. Khoảng 40% những người bị viêm khớp dạng thấp từng có các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác, bao gồm:

  • Da;
  • Mắt;
  • Phổi;
  • Tim;
  • Thận;
  • Tuyến nước bọt;
  • Mô thần kinh;
  • Tủy xương;
  • Mạch máu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh thấp khớp?

Tuổi già hoặc các tình trạng sức khỏe khác, đặc biệt là nhiễm trùng cấu trúc cơ xương có thể gây ra thấp khớp và dẫn đến viêm dày màng hoạt dịch, gây phá hủy sụn và xương trong khớp. Bệnh cũng làm yếu và kéo căng gân cũng như dây chằng nối các khớp, làm cho các khớp biến dạng dần dần.

Hiện các, bác sĩ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, mặc dù bệnh có thể liên quan đến các yếu tố gen. Gen không thực sự gây ra thấp khớp, nhưng có thể khiến bạn dễ bị tổn thương hơn bởi các yếu tố môi trường như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh thấp khớp?

Thấp khớp cực kì phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ. Phần lớn bệnh thường xuất hiện ở những người từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến bất kì độ tuổi nào.

Những yếu tố làm tăng nguy cớ mắc bệnh thấp khớp?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy mắc bệnh thấp khớp bao gồm:

  • Quan hệ tình dục: phụ nữ thường dễ mắc thấp khớp hơn nam giới;
  • Tuổi tác: bệnh thấp khớp thường xuất hiện từ 40-60 tuổi;
  • Bệnh sử gia đình: nếu trong gia đình bạn có thành viên bị thấp khớp, thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh;
  • Hút thuốc;
  • Tiếp xúc với môi trường: dù chưa chắc chắn và có nghiên cứu rõ ràng, nhưng một số yếu tố như tiếp xúc nhiều với amiăng hay silica có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. Các nhân viên cứu hộ tiếp xúc nhiều với khí bụi trong vụ sập đổ trung tâm thương mại thế giới có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn dịch như bệnh thấp khớp;
  • Béo phì. Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh thấp khớp, đặc biệt là với những phụ nữ đang điều trị bệnh trong độ tuổi dưới 55.

Những biến chứng của bệnh thấp khớp là gì?

Những biến chứng của bệnh thấp khớp bao gồm:

  • Loãng xương;
  • Nang dạng thấp;
  • Khô mắt và miệng. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren, một rối loạn làm giảm độ ẩm mắt và miệng;
  • Nhiễm trùng;
  • Các bộ phận cơ thể có cấu tạo bất thường;
  • Hội chứng ống cổ tay. Nếu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cổ tay, bệnh có thể ép các dây thần kinh chính điều khiển bàn tay và các ngón tay;
  • Vấn đề về tim mạch. Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và tắc nghẽn, cũng như viêm túi bao tim;
  • Bệnh phổi. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ viêm nhiễm và để sẹo trong mô phổi, có thể dẫn đến khó thở;
  • Ung thư hạch bạch huyết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh thấp khớp?

Bác sĩ rất khó để chẩn đoán thấp khớp ở giai đoạn đầu vì những dấu hiệu và triệu chứng rất giống với các bệnh khác. Chỉ một xét nghiệm máu hay một lần khám đơn giản không thể giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh.

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra phần khớp bị sưng đỏ và ấm, đồng thời cũng sẽ kiểm tra phản xạ cũng như sức mạnh cơ bắp.

Bác sĩ cũng sử dụng một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường có tỉ lệ kết tủa của hồng cầu và protein phản ứng C cao. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm máu phổ biến khác để tìm ra các yếu tố thấp khớp và kháng thể anti-CCP;
  • Chụp X-quang;
  • MRI hoặc sóng siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thấp khớp?

Không có cách nào có thể chữa trị cho bệnh thấp khớp, nhưng các triệu chứng có phần thuyên giảm khi bệnh nhân được điều trị với các loại thuốc liều cao như thuốc làm dịu thấp khớp (DMARDs).

Thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian bạn mắc bệnh, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc này có thể giảm đau và viêm. Tuy nhiên, các phản ứng phụ có thể gồm ù tai, kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim, gan và thận bị phá hủy;
  • Steroids. Thuốc corticosteroid như prednisone giúp kháng viêm và giảm đau, làm chậm sự phá hủy khớp. Phản ứng phụ của thuốc bao gồm mỏng xương, tăng cân và tiểu đường. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc corticosteroid để làm giảm các triệu chứng cấp tính và sẽ giảm dần liều thuốc;
  • Thuốc chống thấp cải thiện bệnh (DMARDs). Những loại thuốc này có thể làm chậm quá trình phá hủy của viêm khớp dạng thấp nhằm bảo vệ khớp và các mô. Phản ứng phụ bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nặng;
  • Tác nhân sinh học. Thuốc kích thích phản ứng sinh học như thuốc DMARD sinh học thường có tác dụng tốt nhất khi dùng với thuốc DMARD không sinh học, ví dụ như methotrexate.

Những loại thuốc này có thể nhắm thẳng vào hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích đến tình trạng viêm – nguyên nhân chính gây phá hủy mô khớp. Đồng thời, các loại thuốc này cũng làm bạn tăng nguy cơ cao mắc các bệnh  nhiễm trùng.

Liệu pháp vật lý

Bạn cần có lối sống khỏe mạnh và năng động để điều trị các triệu chứng thấp khớp, đi kèm với việc sử dụng thuốc. Các bài thể dục có thể làm bạn đau đớn, nhưng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga có thể giúp bạn giảm viêm. Liệu pháp vật lý có thể giúp bạn có thói quen rèn luyện an toàn và giúp khớp tăng linh hoạt hơn.

Bệnh thấp khớp thường khiến bạn gặp nhiều khó khăn và không thể thực hiện một số công việc trong cuộc sống hàng ngày. Những liệu pháp vật lý có thể giúp bệnh nhân tìm ra những phương pháp làm việc mới mà ít gây đau đớn nhất có thể.

Phẫu thuật

Bạn sẽ cần đến phẫu thuật khi các phương pháp điều trị không có tác dụng và khi bị thấp khớp nghiêm trọng. Mục đích của phẫu thuật là để phục hồi chức năng bị mất đi do thấp khớp và sửa chữa lại những phần khớp bị phá hủy.

Một số quá trình phẫu thuật mà bệnh nhân thấp khớp có thể được chỉ định bao gồm:

  • Thay thế khớp: loại bỏ khớp và thay thế bằng khớp giả;
  • Làm chảy khớp: làm chảy khớp và định hình lại;
  • Sửa chữa dây chằng: sửa lại những dây chằng bị phá hủy để giúp khớp khỏe hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thấp khớp?

Bạn có thể chăm sóc cơ thể mình theo nhiều bước nếu bị thấp khớp. Những phương pháp tự chăm sóc khi kết hợp chung với các loại thuốc điều trị thấp khớp có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên. Những bài tập nhẹ nhàng có thể giúp các cơ khỏe hơn và giúp đánh bại những mệt mỏi bạn đang phải chịu đựng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện những bài tập này. Nếu bạn mới bắt đầu, hãy đi bộ, đi bơi hoặc các bài tập aerobics dưới nước. Bạn cần tránh các bài tập nặng, chấn thương hoặc làm hại khớp nghiêm trọng;
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc này sẽ giúp giảm đau, thư giãn các cơ bị đau và căng. Chườm lạnh sẽ làm dịu cơn đau, làm tê những ảnh hưởng và giảm co thắt cơ;
  • Thư giãn. Bạn cần giảm stress để đối phó với những cơn đau. Bạn có thể tưởng tượng hay đánh lạc hướng cảm giác đau, thư giãn cơ cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau.

Khi phát hiện mắc bệnh mãn tính, cuộc sống của bạn có thể thay đổi, khiến bạn lo lắng và đôi khi cảm thấy tuyệt vọng. Nhờ vào những tiến bộ trong phương pháp điều trị, những cảm giác này sẽ dần dần bớt đi theo thời gian, giúp bạn tăng cường năng lượng, giảm đau đớn và khó khăn. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ về những cảm giác hoàn toàn bình thường này, họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rheumatoid arthritis

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/home/ovc-20197388

Ngày truy cập 11/08/2016.

Rheumatoid Arthritis

http://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Rheumatoid-Arthritis

Ngày truy cập 11/08/2016.

Rheumatoid Arthritis (RA)

https://www.rheumatoidarthritis.org/ra/

Ngày truy cập 03/08/2016.

What Are Rheumatic Diseases?

http://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/an-overview-of-rheumatic-diseases

Ngày truy cập 03/08/2016.

What Is Inflammatory Rheumatism?

http://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/inflammatory-rheumatism#Overview1

Ngày truy cập 03/08/2016.

What is Rheumatism?

http://www.news-medical.net/health/What-is-Rheumatism.aspx

Ngày truy cập 03/08/2016.

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

THOÁI HÓA KHỚP - ĐIỀU TRỊ KHÔNG CHỈ CẦN GIẢM ĐAU

Làm thế nào để điều trị thoái hoá khớp gối an toàn, hiệu quả?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo