backup og meta

Gãy cổ tay

Gãy cổ tay

Tìm hiểu chung

Gãy cổ tay là tình trạng gì?

Gãy cổ tay là một tình trạng cổ tay bị gãy. Đôi khi bạn bị gãy tay nhưng các xương không dịch chuyển ra khỏi chỗ ban đầu. Trong một số trường hợp, xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu nên cần được đưa trở lại đúng chỗ để điều trị bằng bó bột hay thanh nẹp. Khi bạn bị gãy cổ tay mà các xương bị lệch thì ngay cả khi xương được đưa trở lại vị trí và bó bột, các mảnh xương cũng có thể dịch chuyển hoặc chuyển sang một vị trí xấu trước khi hồi phục hoàn toàn. Điều này có thể làm cho cổ tay bị cong.

Ngoài hai loại trên, có một số loại gãy xương nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, gãy xương phá vỡ khớp hoặc các xương nứt thành nhiều mảnh và có thể khiến xương không vững và bị lệch. Những loại gãy xương nghiêm trọng này thường đòi hỏi phải phẫu thuật để phục hồi và giữ vững. Gãy xương hở xảy ra khi một đoạn xương bị gãy và đẩy ra ngoài qua da. Điều này có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng ở xương.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng gãy cổ tay?

Trong trường hợp bạn bị gãy cổ tay, bạn có thể gặp những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:

  • Đau nghiêm trọng có xu hướng tăng lên trong khi cầm hoặc bóp;
  • Sưng;
  • Nhạy đau;
  • Bầm tím;
  • Biến dạng rõ chẳng hạn như cổ tay cong hoặc ngón tay cong;
  • Cứng hoặc không có khả năng di chuyển các ngón tay hoặc ngón tay cái;
  • Tê tay.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng gãy cổ tay?

Gãy cổ tay xảy ra do một chấn thương. Một số trường hợp chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi, tai nạn xe máy hoặc ngã thang gây ra thương tích nghiêm trọng hơn. Xương yếu (ví dụ như trong chứng loãng xương) có xu hướng dễ gãy hơn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng gãy cổ tay?

Gãy cổ tay xảy ra phổ biến hơn ở những nam giới trẻ tuổi, năng động và ở những người cao tuổi bị loãng xương.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng gãy cổ tay?

Bạn có thể có nguy cơ cao đối với bệnh này nếu bạn đang gặp những tình trạng sau:

  • Chơi một số hoạt động như bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục, đấu vật, khúc khôn cầu, trượt tuyết, trượt băng…;
  • Một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như loãng xương hoặc bệnh xương khác;
  • Hút thuốc (vì hút thuốc ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi);
  • Có chế độ ăn uống thiếu canxi tạo xương và vitamin D.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng gãy cổ tay?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Chụp X-quang. Sử dụng tia bức xạ thấp, X-quang là một liệu pháp tốt để thấy xương. X-quang không làm bạn đau và chỉ mất vài phút để hoàn thành;
  • Chụp CT. Chụp CT thường có thể phát hiện ra các gãy cổ tay hay bàn tay mà X-quang có thể không thấy được. Các tổn thương đối với các mô mềm và các mạch máu cũng dễ nhìn thấy trên chụp CT;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm. MRI nhạy hơn nhiều so với X-quang và có thể xác định được các vết nứt và chấn thương dây chằng rất nhỏ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng gãy cổ tay?

Một số lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Cố định. Bạn nên hạn chế vận động xương cổ tay hoặc bàn tay bị gãy để nhanh lành vết thương. Bạn có thể phải nẹp hoặc bó bột;
  • Thuốc. Để giảm đau, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc giảm đau. Nếu bạn đang bị đau nặng, bạn có thể cần thuốc opioid chẳng hạn như codeine;
  • Liệu pháp. Sau khi tháo bột hoặc nẹp, bạn cần các bài tập phục hồi chức năng hoặc liệu pháp vật lý để giảm độ cứng và khôi phục lại vận động cổ tay và bàn tay của bạn. Phục hồi chức năng có thể giúp ích, nhưng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn nữa, để lành hoàn toàn các thương tích nghiêm trọng;
  • Phẫu thuật và các thủ thuật khác. Nếu không cố định được bằng bột hay nẹp, bạn có thể cần phẫu thuật để cấy ghép thiết bị cố định bên trong chẳng hạn như đĩa, thanh hoặc đinh vít, hoặc ghép xương để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình lành thương.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng gãy cổ tay?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Làm cho xương khỏe mạnh bằng cách có chế độ ăn uống bổ dưỡng đủ canxi và vitamin D, tập thể dục chịu sức bền chẳng hạn như đi bộ nhanh, ngưng hút thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc lá;
  • Ngừa té ngã;
  • Mang giày phù hợp;
  • Loại bỏ các vật cản quanh nhà;
  • Làm sáng không gian sống;
  • Kiểm tra tầm nhìn;
  • Lắp các thanh nắm trong phòng tắm;
  • Lắp lan can trên cầu thang;
  • Tránh các bề mặt trơn trượt, nếu có thể, như đường đi có băng, tuyết.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Wrist fracture. http://www.assh.org/handcare/hand-arm-injuries/wrist-fractures. Ngày truy cập 12/3/2017

Wrist fracture. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-wrist/basics/prevention/con-20031382. Ngày truy cập 12/3/2017

Wrist fracture. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/colles-fracture. Ngày truy cập 12/3/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo