backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Đi tìm nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già và cách phòng ngừa

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Quốc Cường · Tâm lý · Bệnh viện Nhi Đồng 2


Ngày cập nhật: 15/09/2022

    Đi tìm nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già và cách phòng ngừa

    Loãng xương là tình trạng xảy ra khi xương mất đi lượng canxi nhanh hơn mức mà chúng ta nạp vào, từ đó khiến xương trở nên kém “đặc” và dễ gãy hơn. [2] Bệnh lý  này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất là ở người lớn tuổi [10]. Vậy  nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già là do đâu? 

    Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân thường gặp của  bệnh loãng xương ở người già cũng như chia sẻ một số bí quyết hữu ích để phòng ngừa  tình trạng này. Mời bạn cùng theo dõi ngay những chia sẻ sau của Hello Bacsi nhé! 

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già 

    Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ trung niên và cao tuổi  [2]. Đa phần, nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già có thể là do: 

    Sự thay đổi của hormone 

    Càng lớn tuổi thì nguy cơ loãng xương càng cao và nguyên nhân có thể là do sự sụt giảm  của nội tiết tố trong cơ thể [3]. Ở phụ nữ, nồng độ hormone estrogen suy giảm trong giai  đoạn mãn kinh là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất gây bệnh loãng xương  [4]. Ở nam giới, nguy cơ loãng xương thường thấp hơn nhưng sự suy giảm của hormone  testosterone trong thời gian mãn dục cũng có thể làm giảm mật độ xương [11] và làm  tăng nguy cơ loãng xương. 

    Chế độ sinh hoạt và ăn uống 

    Ngoài nguyên nhân đến từ sự suy giảm nội tiết tố do tuổi tác, bệnh loãng xương ở người  già còn có thể xảy ra nếu người lớn tuổi bổ sung quá ít vitamin D cho cơ thể. Việc thiếu  hụt vitamin D có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi, 1 dưỡng chất cần thiết trong việc  duy trì mật độ xương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương ở  người lớn tuổi do mật độ xương bị giảm dần, gây ra tình trạng mất xương sớm và tăng  nguy cơ gãy xương. [1], [4] 

    Bên cạnh đó, người già bị hay bị loãng xương cũng có thể là do ít vận động và tiếp xúc  với ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng, tia UVB trong ánh nắng sẽ giúp cơ thể  tạo ra vitamin D [9]. Nếu người lớn tuổi ít ra ngoài và ít có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng  sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D, từ đó dẫn đến thiếu hụt canxi và làm tăng nguy cơ  loãng xương. 

    Sử dụng thuốc và một số bệnh lý 

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già còn có thể do việc sử dụng lâu dài một  số loại thuốc như thuốc corticosteroid uống hoặc tiêm để trị hen suyễn, viêm khớp, lupus,  dị ứng,… Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh động kinh (phenytoin,  phenobarbital, carbamazepin…), trào ngược dạ dày (omeprazol, lansoprazol,  esomeprazol), ung thư… cũng làm hạ canxi máu [4] 

    Yếu tố nguy cơ ngoài tầm kiểm soát, không thay đổi được 

    Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh  loãng xương như: [4] 

    • Giới tính 
    • Chủng tộc 
    • Tiền sử gia đình 
    • Kích thước cơ thể 

    Triệu chứng và hậu quả của bệnh loãng xương ở người cao tuổi

    nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già

    Hầu hết người cao tuổi sẽ không nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương. Loãng xương là bệnh thường không có dấu hiệu rõ rệt trong giai đoạn đầu, vì thế nó  thường được gọi là “căn bệnh thầm lặng”. [2] Tuy nhiên, một số triệu chứng thông  thường có thể “cảnh báo” cho bạn biết như: [3] 

    • Mệt mỏi 
    • Ăn uống kém 
    • Nhức xương

    Khi bệnh càng tiến triển, những triệu chứng trên ngày càng trở nặng và kéo theo các vấn  đề như: [3, 4] 

    • Đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương  chịu lực mạnh như xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng và các xương  dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng
    • Dễ bị gãy xương do bị ngã, vấp…  
    • Thường bị chuột rút 
    • Mất chiều cao dần theo thời gian và bị còng lưng 
    • Xương dễ gãy 

    Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, loãng xương ở người cao tuổi có thể dẫn đến tình trạng rạn xương, nứt, vỡ hoặc gãy xương, nhất là cột sống và hông. Từ đó có  thể dẫn đến tàn tật và nghiêm trọng hơn là tử vong [3].

    Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi?

    nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già

    Các cố vấn dinh dưỡng của Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra mức nhu cầu vitamin D hàng ngày đối với người từ 19-70 tuổi cần 1.500-2.000 IU/ngày, ít nhất là 600 IU/ngày, không được vượt quá 4.000 IU/ngày). Để bổ sung đủ lượng vitamin D được khuyến nghị kể trên, người cao tuổi nên:

    Duy trì chế độ ăn khoa học với các thực phẩm tốt cho xương [4], [5], [8]

    Khi nhắc đến thực phẩm tốt cho xương, mọi người sẽ thường nghĩ đến các thực phẩm giàu canxi – tuy nhiên thế là chưa đủ. Canxi là chất giúp xây dựng và duy trì xương trong khi vitamin D lại giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn bổ sung đủ canxi nhưng lại bỏ lơ vitamin D thì vẫn sẽ có nguy cơ thiếu hụt và dẫn đến loãng xương.

    Do đó, một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ vitamin và khoáng chất – nhất là vitamin D – sẽ giúp sức khỏe xương của người cao tuổi được củng cố. Không như canxi, vitamin D chỉ nằm trong một số loại thực phẩm như:

    • Các loại cá béo
    • Dầu gan cá
    • Các loại sữa như sữa tươi, sữa chua…
    • Ngũ cốc (tuỳ nhãn hiệu)

    Thông thường, một khẩu phần của những loại thực phẩm này chỉ chiếm khoảng 20% giá trị vitamin D nên bổ sung hằng ngày so với mức trung bình (khoảng 700 IU). Tuy nhiên, tuổi càng cao thì khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất sẽ bị giảm sút. Do đó, nếu chỉ bổ sung vitamin D qua chế độ ăn thì người lớn tuổi có thể khó nhận đủ lượng vitamin D cần thiết để giúp xương chắc khỏe.

    Tập thể dục, vận động mỗi ngày kết hợp với việc tiếp xúc với ánh nắng [4], [5], [9]

    Tuổi tác càng cao, khối lượng xương và cơ mất đi nhanh hơn, vì vậy việc tập thể dục càng trở nên quan trọng. Tập thể dục sẽ giúp bạn xây dựng xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương. Một số bài tập phù hợp với người lớn tuổi, giúp cải thiện sự cân bằng, tư thế, sự phối hợp và sức mạnh cơ bắp như:

    • Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng
    • Đạp xe
    • Yoga
    • Thái cực quyền

    Ngoài ra, vì vitamin D là loại vitamin “mặt trời” nên hãy dành ra một khoảng thời gian phơi nắng hằng ngày. Người lớn tuổi nên dành ra ít nhất 5 – 30 phút mỗi ngày để phơi nắng (hoặc tối thiểu 2 ngày/tuần) trong khoảng 10 sáng đến 4 giờ chiều để nhận đủ lượng vitamin D cần thiết. Lưu ý không dùng kem chống nắng khi phơi nắng.

    Xây dựng lối sống lành mạnh [2], [3], [5]

    Song song với chế độ ăn, tập luyện, để phòng ngừa loãng xương, người lớn tuổi cần xây dựng một lối sống lành mạnh với một số thói quen tốt như:

    • Tránh hút thuốc
    • Hạn chế uống rượu
    • Hạn chế dùng thực phẩm chứa caffein

    Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên đi khám định kỳ sức khỏe xương 6 tháng/lần hoặc theo lời hẹn của bác sĩ. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người cao tuổi tránh được các hậu quả của bệnh loãng xương. 

    Sử dụng viên uống bổ sung vitamin D để đáp ứng lượng vitamin D mà cơ thể cần [5], [6], [7]

    Như đã đề cập, càng cao tuổi thì khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm sẽ càng kém dần. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng cũng không phù hợp với những người đang sống trong thành phố lớn. Bởi ở những khu vực này, tình trạng ô nhiễm môi trường thường đáng báo động, đường sá thường đông đúc nên việc người cao tuổi ra ngoài để tiếp xúc với ánh nắng cũng gặp khó khăn. Vì thế, hãy cân nhắc sử dụng viên uống bổ sung vitamin D để bổ sung đủ lượng vitamin D theo khuyến nghị từ 1.500 – 2.000 IU/ngày, ít nhất 600IU/ngày nhằm phòng tránh tình trạng loãng xương ở người cao tuổi. 

    Hiện các loại viên uống bổ sung vitamin D xuất hiện trên thị trường có nhiều liều dùng khác nhau. Vậy nên chọn liều nào mới phù hợp với người cao tuổi? Theo nghiên cứu “Phòng ngừa té ngã với các viên uống bổ sung và hình thức hoạt động của vitamin D: Phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng” do Tập san học thuật BMJ đăng tải cho thấy nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi giảm xuống 19% trong 7 nghiên cứu với liều dùng vitamin D từ 700 – 1000 IU hằng ngày trên 1921 cá nhân. Lợi ích này có thể không phụ thuộc vào việc bổ sung thêm canxi, có ý nghĩa trong vòng 2-5 tháng điều trị và kéo dài sau 12 tháng điều trị. 

    Việc sử dụng lâm sàng liều vitamin D dưới 700 IU một ngày để ngăn ngừa té ngã ở những người lớn tuổi cũng không được ủng hộ. Bởi người từ 65 tuổi trở lên cần có nồng độ 25 (OH) D trong cơ thể ít nhất từ 60 nmol/L, tức cần bổ sung khoảng từ 700 – 1000 IU vitamin D để có thể giảm 19% – 26% nguy cơ té ngã. Ngoài ra, để có thể đạt được những lợi ích lớn hơn, cần ưu tiên sử dụng viên uống bổ sung vitamin D3 thay vì vitamin D2 bởi hiện một số nghiên cứu đã chỉ ra D3 có thể nâng cao mức độ vitamin D trong máu nhiều hơn và bền vững hơn so với D2. Cuối cùng, nên lưu ý rằng các loại viên uống bổ sung vitamin D có liều lượng khác so với mức từ 700 – 1000 IU sẽ kém hiệu quả ngăn ngừa té ngã ở người cao tuổi. 

    Qua những chia sẻ trên của Hello Bacsi, hy vọng bạn đã hiểu được nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già. Để người lớn tuổi có thể an tâm tận hưởng cuộc sống vui vẻ bên người thân và gia đình, hãy chủ động ngăn ngừa “căn bệnh thầm lặng” này ngay hôm nay bằng các biện pháp kể trên nhé!

    Giới thiệu sản phẩm:

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nat D 1000

    Công dụng: Bổ sung vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu canxi hỗ trợ xương chắc khỏe. 

    Đối tượng sử dụng:

    • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị thiếu vitamin D3. 
    • Người có nguy cơ loãng xương, gãy xương do cơ thể hấp thu canxi kém

    Cách dùng: Uống 1 viên/ngày sau bữa ăn sáng hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế 

    Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ Úc 

    Thông tin cảnh báo: Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân tăng canxi huyết hoặc nhiễm độc vitamin D. Thận trọng khi bổ sung vitamin D cho bệnh nhân đang dùng Digoxin hay glycosid tim. Dùng đồng thời thiazide và vitamin D (ở liều có tác dụng dược lý) có thể gây tăng canxi huyết trong một số trường hợp.

    Nhà sản xuất: MEGA LIFESCIENCES (AUSTRALIA) PTY. LTD. 60, National Avenue, Pakenham, Victoria 3810, Úc. Tổ chức chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: VPĐD MEGA LIFESCIENCES PUBLIC COMPANY LIMITED TẠI TP. HCM. Phòng 5.12A, tầng 5, số 364 đường Cộng Hòa, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM. 

    Doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối: CÔNG TY TNHH MEGA LIFESCIENCES (Việt Nam). Tòa nhà E-Town, số 364 đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 

    Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Quốc Cường

    Tâm lý · Bệnh viện Nhi Đồng 2


    Ngày cập nhật: 15/09/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo