backup og meta

Thuốc giảm đau xương khớp: Hiểu để sử dụng an toàn

Thuốc giảm đau xương khớp: Hiểu để sử dụng an toàn

Dùng thuốc giảm đau xương khớp bị tác dụng phụ trên các cơ quan khác là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến. Bởi đa số trường hợp khi bị đau xương khớp, người bệnh đều nhanh chóng uống giảm đau mà chưa hiểu rõ về các thuốc này. 

Để giảm đau xương khớp một cách an toàn và hiệu quả, hãy cùng Hello Bacsi tham khảo những thông tin sau đây nhé! 

Thuốc giảm đau xương khớp dùng tại chỗ

Trước khi uống thuốc giảm đau xương khớp, các chuyên gia khuyến cáo bạn có thể thử dùng các loại thuốc giảm đau tại chỗ. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này có thể gồm có thành phần kháng viêm không steroid (NSAIDs) ở dạng dung dịch dùng tại chỗ, miếng dán hay dạng gel. Một số nghiên cứu đã cho thấy chúng có khả năng giảm đau xương khớp  tương tự như thuốc viên nhưng ít tác dụng phụ hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các loại kem hoặc miếng dán trị viêm khớp không kê đơn khác bao gồm các thành phần như capsaicin, long não, tinh dầu bạc hà và lidocain. Đây là một số thuốc giảm đau có thể dùng bất kỳ khi nào bạn cần.

Lưu ý: Không dùng thuốc giảm đau tại chỗ trên những vùng da bị tổn thương hay kích ứng với các thành phần của thuốc.  

thuốc giảm đau xương khớp dùng tại chỗ 

Mời bạn xem thêm: 10 loại tinh dầu giảm đau lưng bạn có thể muốn dùng

Thuốc giảm đau xương khớp đường uống

Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen

Acetaminophen (hay paracetamol) là loại thuốc giảm đau không kê đơn quen thuộc với tủ thuốc của nhiều gia đình. So sánh với NSAIDs thì các thuốc chỉ có tác dụng giảm đau cho các tình trạng cơ bản mà không kèm theo kháng viêm. Vì vậy, nếu bạn bị đau nhức mà không có dấu hiệu sưng, viêm, acetaminophen sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này sẽ gây hại cho gan khi dùng quá liều hoặc uống rượu trong khi dùng thuốc. Bạn hãy lưu ý những điều này khi dùng thuốc giảm đau tại nhà nhé! 

Thuốc kháng viêm không Steroid: NSAIDs

NSAIDs là nhóm thuốc giảm đau xương khớp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bao gồm ibuprofen, naproxendiclofenac. NSAIDs có tác dụng chính là chống viêm nhờ vào cơ chế ức chế và ngăn chặn hoạt động của các enzym gây viêm. Vì vậy, khi bị đau xương khớp do viêm trong các trường hợp thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…bác sĩ thường chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc nhóm NSAIDs. 

Tuy nhiên, NSAIDs có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân khi sử dụng, điển hình như: 

  • Ảnh hưởng trên tiêu hóa gây xuất huyết dạ dày. 
  • Ảnh hưởng đến tim mạch. 

Trong đó, celecoxib được xem là NSAID ít có tác dụng phụ nhất nhưng nó cũng tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Vì vậy, khi sử dụng NSAIDs để giảm đau xương khớp, bác sĩ điều trị sẽ cùng với bạn đánh giá rủi ro và lợi ích để quyết định điều trị. 

thuốc giảm đau xương khớp đường uống

Corticosteroid đường uống 

Corticosteroid là một loại nội tiết tố tổng hợp, mô phỏng lại hormone cortisone trong cơ thể người và có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch. So sánh với các thuốc giảm đau xương khớp NSAIDs, corticosteroid gần như không khác biệt về cơ chế hoạt động, tuy nhiên, hiệu quả điều trị thì có thể khác biệt tùy vào loại thuốc được chỉ định. Tuy nhiên, nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: 

  • Tăng cân
  • Thay đổi tâm trạng
  • Nhìn mờ
  • Dễ bị bầm tím
  • Phù nề, sưng, giữ nước
  • Kích thích hệ tiêu hóa
  • Khó ngủ
  • Đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp
  • Tăng huyết áp
  • Loãng xương

Hơn nữa, nếu dùng corticosteroid lâu dài còn có nguy cơ suy tuyến thượng thận và dễ bị nhiễm trùng. 

Thuốc giảm đau xương khớp đường tiêm

thuốc giảm đau xương khớp đường tiêm

Liệu pháp tiêm trực tiếp thuốc giảm đau xương khớp vào các khớp đang bị sưng viêm cũng là một lựa chọn điều trị. Trong đó, các loại thuốc tiêm giảm đau xương khớp hiện nay gồm: 

  • Thuốc steroid. Tiêm steroid giảm đau khớp sẽ có tác dụng trong vài ngày cho đến vài tháng. Tuy nhiên vì những tác dụng phụ tiềm ẩn của nó mà bạn chỉ nên tiêm từ 3-4 lần trong năm. 
  • Axit hyaluronic (HA). HA là một thành phần bôi trơn khớp tự nhiên. Mũi tiêm HA vào các khớp sẽ làm giúp tăng cường và tái tạo chức năng bảo vệ và chống sốc cho khớp, từ đó giúp giảm đau. Hiệu quả của mũi tiêm này có thể duy trì từ 6 tháng – 1 năm. 

Ngoài ra, các liệu pháp thuốc giảm đau xương khớp khác với thành phần như huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và tế bào gốc cũng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. 

Bên cạnh phương pháp giảm đau xương khớp bằng thuốc, bạn cũng có thể tận dụng một số biện pháp giảm đau khác như tập vật lý trị liệu, chườm nóng/đá, giảm cân,…

Trên đây là thông tin về các loại thuốc giảm đau xương khớp phổ biến hiện nay. Hy vọng qua các thông tin này, bạn đã hiểu rõ hơn và biết cách dùng thuốc giảm đau đúng cách nhé! 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Comparing Pain Meds for Osteoarthritis

https://www.arthritis.org/health-wellness/healthy-living/managing-pain/pain-relief-solutions/comparing-pain-meds-for-osteoarthritis

Ngày truy cập: 24/6/2022

Your guide to over-the-counter joint pain relief | Geisinger

https://www.geisinger.org/health-and-wellness/wellness-articles/2019/08/13/13/21/your-guide-to-over-the-counter-joint-pain-relief

Ngày truy cập: 24/6/2022

What’s the best way to find relief from your knee arthritis pain? 

https://health.clevelandclinic.org/whats-the-best-way-to-find-relief-from-your-knee-arthritis-pain/

Ngày truy cập: 24/6/2022

️ Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp có những loại nào?

https://bvnguyentriphuong.com.vn/bac-si-tu-van/thuoc-khang-viem-giam-dau-xuong-khop-co-nhung-loai-nao

Ngày truy cập: 24/6/2022

Arthritis pain: Treatments absorbed through your skin – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/in-depth/pain-medications/art-20045899

Ngày truy cập: 24/6/2022

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? Uống nước lá lốt hằng ngày có tốt không?

14 bài tập lưng không dụng cụ giảm đau cột sống, giãn cơ lưng


Tác giả:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo