Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Thay khớp gối bán phần (hay còn gọi là thay khớp gối không hoàn toàn hoặc tạo hình khớp gối) là phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ một phần khớp gối bị tổn thương. Khớp gối của bạn thường được thay thế bởi một vật liệu nhân tạo gọi là bộ phận giả. Bộ phận giả này có thể thay thế được cả phần bên trong và bên ngoài hoặc một phần xương bánh chè bị tổn thương của đầu gối. Các sụn và xương khỏe mạnh vẫn sẽ được giữ lại.
Nguyên nhân chính mà bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật là do bệnh viêm khớp. Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp bị tổn thương. Viêm khớp bào mòn dần dần sụn khớp bình thường bao bọc bề mặt khớp của dẫn đến vùng xương bên dưới sụn bị tổn thương. Điều này sẽ gây ra đau và cứng khớp.
Thay khớp gối bán phần sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và đi lại dễ dàng hơn từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đánh giá xem phẫu thuật thay khớp gối toàn phần có phải là giải pháp tốt nhất không. Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất mà bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật thay khớp gối là do viêm khớp gối nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp gối nếu:
Khi tiến hành thay khớp gối, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa hai phương pháp thay khớp gối toàn phần và thay khớp gối bán phần. Thông thường, bác sĩ sẽ có thể chọn thay khớp gối bán phần thay vì toàn phần vì những lý do sau đây:
Trước khi tiến hành thay khớp gối bán phần, bạn nên lưu ý những điều sau:
Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay khớp gối bán phần cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận về từng biến chứng với bạn và những biện pháp giúp phòng tránh các biến chứng có thể gặp.
Mặc dù hiếm khi xảy ra, một số biến chứng có thể xuất hiện bao gồm:
Riêng với thay khớp gối bán phần, còn có thể có biến chứng:
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số loại thuốc nhất định.
Nếu bạn có bất kì câu hỏi gì về những biến chứng có thể xảy ra, hãy trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện thay khớp gối bán phần?
Luôn nói cho bác sĩ biết bạn đang dùng các loại thuốc gì, bao gồm cả các loại thảo dược, thực phẩm chức năng và thuốc mua không cần toa.
Trong 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật:
Ngay trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê cho bạn. Có hai phương pháp gây mê bao gồm:
Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường mổ ở đầu gối của bạn. Đường mổ này thường dài khoảng 7,6 cm đến 12,7 cm.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ khớp gối của bạn. Nếu không chỉ một vùng khớp gối của bạn bị tổn thương, bạn có thể sẽ được thay khớp gối toàn bộ. Trong hầu hết trường hợp thì điều này là không cần thiết, vì những xét nghiệm được làm trước đó giúp bác sĩ chẩn đoán được những tổn thương này. Sau đó một phần khớp gối làm từ nhực chuyên dụng và kim loại sẽ được gắn vào khớp gối của bạn. Một khi bộ phận thay thế đã được đặt đúng vị trí, bác sĩ sẽ cố định nó vào khớp gối bằng một loại vật liệu gọi là cement. Cuối vết mổ sẽ được đóng và khâu lại.
Thông thường, bạn sẽ được về nhà sau phẫu thuật khoảng một đến bốn ngày và sẽ cần sử dụng ba toong hoặc chống gậy để đi lại trong một vài tuần.
Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Tuy nhiên trước khi bắt đầu tập luyện, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Hầu hết bệnh nhân sau khi phẫu thuật thay thế khớp gối bán phần sẽ hồi phục hoàn toàn, ít đau hơn và có thể di chuyển tốt hơn. Dù vậy, khớp gối nhân tạo không mang cho bạn cảm giác hoàn toàn giống như khớp gối bình thường.
Hãy thảo luận với phẫu thuật viên để được chăm sóc hậu phẫu thích hợp. Quan trọng là bạn phải thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hồi phục hoàn toàn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!