Sau 30 phút, bạn trải giấy bạc ra rồi vớt tỏi xếp vào. Khi củ tỏi còn đang ướt, bạn bọc giấy bạc kín xung quanh tỏi, lưu ý bọc thật kỹ để tỏi không bị hở. Cuối cùng, cho túi tỏi đã được bọc kín với giấy bạc vào nồi cơm điện rồi nhấn nút giữ ấm (warm) trong vòng 2 tuần.
Trong quá trình 14 ngày làm tỏi đen, bạn có thể mở nồi để kiểm tra tình trạng tỏi. Tuy nhiên, nên nhớ không nên mở nắp quá 5 phút bởi sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tỏi đen. Sau thời gian 2 tuần ủ với nồi cơm, tỏi sẽ có màu đen nhánh bên trong, vỏ ngoài có màu nâu sậm. Tỏi đen có mùi thơm, ngọt nhẹ như thảo dược mà không còn vị cay, hăng nồng như khi còn tươi. Ngoài tỏi đen, bạn cũng có thể làm tỏi Lý Sơn ngâm mật ong để tăng cường và bảo vệ sức khỏe.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của tỏi đen
Lưu ý khi dùng tỏi Lý Sơn

Để tránh những tác dụng phụ của tỏi Lý Sơn, người dùng cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
– Không nên sử dụng tỏi sống quá nhiều vì có thể gây cảm giác nóng trong miệng hoặc dạ dày, hơi thở có mùi hôi, ợ chua, đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn, tạo ra mùi cơ thể.
– Tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì chất làm loãng máu tự nhiên. Do đó, bạn không nên dùng trước bất kỳ ca phẫu thuật nào.
– Đối với những người bị loét dạ dày nên tránh sử dụng tỏi sống nhằm tránh gây hại cho sức khỏe.
– Tỏi có thể gây bỏng, kích ứng da nghiêm trọng nếu bôi trực tiếp chúng lên da.
– Không nên ăn tỏi khi đói bụng bởi chất allicin dễ gây kích ứng và viêm loét gây đau rát dạ dày.
– Những người huyết áp thấp, đang bị tiêu chảy không nên ăn tỏi.
Vừa rồi là những thông tin về tỏi Lý Sơn, hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại tỏi này và đặc biệt là có thể tự làm tỏi đen tại nhà để tăng cường sức khỏe.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!