backup og meta

Phô mai dê: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và cách làm phô mai tại nhà

Phô mai dê: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và cách làm phô mai tại nhà

Phô mai dê là món ăn được ưa chuộng tại nhiều nơi trên khắp thế giới bởi độ béo mịn, dễ dàng kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau.

Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến những thông tin thú vị về loại phô mai này mà bạn không thể bỏ qua.

Giá trị dinh dưỡng của phô mai dê

Theo các chuyên gia, 28 gram phô mai dê mang đến hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 102
  • Protein: 6 gram
  • Chất béo: 8 gram
  • Vitamin A: 8% RDI
  • Riboflavin (vitamin B2): 11% RDI
  • Canxi: 8% RDI
  • Phốt pho: 10% RDI
  • Đồng: 8% RDI
  • Sắt: 3% RDI

*RDI: Khẩu phần dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày

5 lợi ích sức khỏe của phô mai dê

Một số điểm cộng mà món ăn này mang đến cho sức khỏe gồm:

1. Chứa lợi khuẩn

Phô mai dê chứa nhiều loại men vi sinh bao gồm cả L. acidophilus và L. plantarum. Chúng là những vi khuẩn thân thiện, có lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau.

Chế độ thực phẩm giàu men vi sinh đã được chứng minh sẽ giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch. Thật thú vị, phô mai là một thực phẩm mang đến lượng men vi sinh vượt trội nhờ hàm lượng chất béo cao và kết cấu cứng, giúp bảo vệ các lợi khuẩn khỏi các tác động bên ngoài.

Nếu bạn đang tìm kiếm những loại phô mai chứa nhiều men vi sinh, hãy chọn phô mai dê đã chín già hoặc những loại được làm từ sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý.

2. Dễ tiêu hóa hơn sữa bò

Nhiều người nhận thấy rằng việc chuyển đổi từ các sản phẩm sữa bò sang sản phẩm làm từ sữa dê giúp hệ tiêu hóa không còn có biểu hiện khó chịu. Điều này là do các sản phẩm sữa dê, bao gồm cả phô mai, có cấu trúc protein khác với các sản phẩm từ sữa bò và hàm lượng lactose (đường sữa) cũng thấp hơn.

Các chuyên gia đã ước tính có tới 70% dân số thế giới gặp phải chứng không dung nạp lactose (đường sữa) gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy sau khi sử dụng các sản phẩm chứa nhiều lactose, chẳng hạn như sữa bò.

Mặt khác, do chứa ít lactose hơn sữa bò nên các sản phẩm làm từ sữa dê, bao gồm sữa chua và phô mai, có thể là lựa chọn tốt hơn cho những người mắc phải tình trạng trên.

3. Chứa nhiều canxi và protein

Phô mai dê có nhiều canxi

Giống như các sản phẩm sữa khác, phô mai dê là nguồn canxi tuyệt vời. Hãy hỗ trợ tăng cường bổ sung khoáng chất này cho cơ thể nếu bạn không ăn nhiều rau xanh, các loại hạt hoặc nhiều hải sản. Canxi là một khoáng chất thiết yếu góp phần hình thành nên xương, duy trì cơ xương chắc khỏe, hỗ trợ sức khỏe răng miệng…

Việc thưởng thức từ 2 – 3 lát phô mai dê mỗi ngày có thể đáp ứng khoảng 10 – 30% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Ngoài ra, món ăn này còn cung cấp thêm protein, rất thích hợp để ăn kèm với bánh mì, trái cây như một bữa nhẹ vào những lúc đói.

4. Cung cấp vitamin B, đồng và phốt pho

Cùng với protein và chất béo, phô mai dê cũng cung cấp phốt pho, đồng, vitamin B6 và một ít chất sắt. Sự kết hợp của protein, canxi và sắt có thể giúp hỗ trợ sự hình thành xương và khuyến khích cơ thể hấp thụ một số khoáng chất tốt hơn.

Đồng là khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương, hỗ trợ sản xuất hormone và sản xuất huyết sắc tố, hồng cầu. Bên cạnh đó, phốt pho từ phô mai dê sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi, tổng hợp các chất dinh dưỡng cũng như kiểm soát các cơn co thắt cơ bắp.

5. Làm dịu cơn đói

Sữa dê chứa khá nhiều axit béo độc đáo, mang đến một số lợi ích sức khỏe nhất định. Ví dụ, các sản phẩm sữa làm từ sữa dê đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm cũng như có thể giúp giảm đói.

Sữa dê có hàm lượng axit béo chuỗi ngắn và trung bình cao hơn sữa bò. Các axit béo này sẽ được tiêu hóa nhanh chóng, cung cấp năng lượng gần như ngay tức thì, từ đó xoa dịu cảm giác cồn cào ở dạ dày. Do vậy, nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, hãy thưởng thức phô mai dê như một món ăn vặt lành mạnh, nhanh no nhưng không hề gây tăng cân nhé.

Mách bạn cách làm phô mai dê tại nhà

cách làm phô mai đê tại nhà

Nguyên liệu

  1. 1 lít sữa dê tươi nguyên chất
  2. 1 hộp sữa chua không đường

  3. Khăn vải xô

Thực hiện

  1. Khuấy sữa chua cho đến khi hỗn hợp trở nên thật loãng.
  2. Đun nóng sữa ở mức lửa vừa, sau đó cho sữa chua vào khuấy đều rồi đổ hỗn hợp vào tô.
  3. Cho hỗn hợp vào nồi cơm điện hoặc vào cặp lồng đã được đậy kín và tiếp tục ủ trong 5 tiếng.
  4. Khi thấy sữa đông, bạn dùng dao rạch thành nhiều rãnh nhỏ.
  5. Sau 15 phút, lấy bát đựng hỗn hợp ra và ngâm vào nồi nước sôi trong 20 phút để thúc đẩy quá trình tách nước.
  6. Trút hỗn hợp ra khăn xô rồi bóp nhẹ cho thoát hết nước.
  7. Sau khi nước đã được vắt bỏ hết, bạn thu được thành phẩm phô mai tươi.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Goat Cheese: Nutrition, Benefits and Recipe Ideas https://www.healthline.com/nutrition/goat-cheese ngày truy cập 02.02.2020

The 9 Healthiest Types of Cheese https://www.healthline.com/nutrition/healthiest-cheese#section7 ngày truy cập 02.02.2020

4 Common Mistakes People Make About Goat Cheese https://www.foodandwine.com/travel/goat-cheese-common-misconceptions ngày truy cập 02.02.2020

 

Phiên bản hiện tại

15/05/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Thực phẩm chứa kim loại nặng

10 lợi ích sức khỏe của phô mai xanh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 15/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo