backup og meta

Lá é là lá gì? Lá é có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Lá é là lá gì? Lá é có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Lá é là nguyên liệu đặc sản của một số tỉnh miền trung nước ta, mang đậm hương vị riêng, giúp tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Thế nhưng không phải ai cũng biết lá é là lá gì và công dụng của loại lá này đối với sức khỏe. 

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tác dụng của lá é đối với sức khỏe, cũng như lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây!

Lá é là lá gì?

Cây é còn có tên gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông… với tên khoa học là Ocimum basilicum.

Lá é thường có màu xanh biếc và mùi hương đặc trưng. Hình dáng lá hơi giống rau húng quế non. Tuy nhiên, lá é thường có vị nồng và thơm hơn so với rau quế. Hơn nữa, cánh lá é thường nhỏ hơn so với rau húng quế.

Một số đặc điểm chung của cây é:

  • Cây é thuộc loại cây thân nhỏ, thường có chiều cao từ 0.5 – 1m
  • Thân cây é có lớp lông xung quanh
  • Lá é có hình trái xoan, đầu nhọn, mép có răng cưa và hai mặt có lông
  • Quả é có màu xám đen, hình bầu dục, mỗi quả chứa một hạt bên trong
  • Cây é còn có các tên gọi khác nhau như é trắng, húng trắng, trà tiên, hương thảo, húng lông.

Lá é có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, lúc ăn có mùi hăng hắc và thường được sử dụng như loại rau thơm, rau nhúng trong các bữa ăn.

Lá é có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Để hiểu hơn về công dụng của lá é, mời bạn xem nghiên cứu của ResearchGate: Lấy từ chiết xuất của lá é sau đó đo lường và phân tích. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã phát hiện nhiều tác dụng của lá é đối với sức khỏe. Trong đó, nổi bật là 6 công dụng sau đây:

1. Có tính kháng khuẩn

Theo nghiên cứu từ tài liệu ResearchGate trên, lá é có tác dụng kháng khuẩn đáng kể nhờ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.

Lá é

Lá é còn có tính chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các thành phần chống oxy hóa có thể tìm thấy trong lá é như Polyphenol, Flavonoid, Thymol, Quercetin, acid cafeio, acid Rosmarinic, glycosid tim, tannin, saponin và steroid. 

3. Lá é có lợi cho sức khỏe răng miệng

Theo tài liệu của ResearchGate trên, một hợp chất dễ bay hơi có trong lá é là estragole có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và đã được sử dụng trong dược mỹ phẩm. 

Bên cạnh đó, lá é còn được coi là bài thuốc cổ truyền, có tác dụng chống lại vi khuẩn đường miệng, ngăn chặn sự hình thành tế bào vi khuẩn gram dương như: Streptococcus mutans, Streptococcus sanguinis và Enterococcus faecalis tham gia vào quá trình hình thành sâu răng. Hợp chất phân lập từ lá é Ocimum basilicum L. được xác định là β-sitosterol có tính kháng khuẩn, ức chế quá trình sinh tổng hợp peptidoglycan và ngăn chặn sự hình thành màng tế bào vi khuẩn..

lá é hỗ trợ ngừa đau viêm răng

4. Lá é phòng ngừa ung thư

Dựa vào nghiên cứu của ResearchGate trên cho thấy, lá é có các đặc tính dược lý như hoạt động chống ung thư, chống vi khuẩn, tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, hoạt động chống oxy hóa,  hạ sốt, ngừa tiểu đường, chống viêm khớp. Như vậy, lá é không chỉ là thực phẩm trong ăn uống mà nó còn là lá thuốc tiềm năng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính.

5. Hỗ trợ điều trị ho, sốt

Lá e được sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn của người Việt. Hơn thế nữa, lá é còn có tác dụng chữa ho, sốt, đau họng, đau răng và mắt. Lá é cũng đã được chứng minh có khả năng chống lại một số loại virus, vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng. 

6. Kiểm soát lượng đường trong máu

Lá é cũng từng được nghiên cứu và cho thấy khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Theo một nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết, chiết xuất lá é thông qua hoạt động chống oxy hóa từ các polyphenol và flavonoid có thể ức chế α-glucosidase và α-amylase, có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bài thuốc chữa bệnh từ lá é

Theo y học cổ truyền, lá é có vị cay, tính ấm, còn hạt é tính hàn. Do đó, lá é có tác dụng phát hãn giải biểu, khu phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống, nên được dùng để điều trị cảm mạo phong hàn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, phong thấp, lợi tiểu.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá é theo y học cổ truyền. Tuy nhiên, những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và sức khỏe của chính mình và người thân.

  • Người gặp vấn đề khó tiêu, đau bụng: Lá é phơi khô, cắt nhỏ và đun sôi để uống hằng ngày (10-20g).
  • Người gặp vấn đề răng miệng: Bạn chỉ cần dùng lá é rửa sạch, giã nhuyễn rồi ngậm ngày 1 – 2 lần, tình trạng bệnh sẽ ngày càng cải thiện.
  • Người bị thận, viêm bàng quang, đái buốt: Pha tinh dầu é, siro và nước thành nhũ tương để uống trong ngày.
  • Người bị cảm, sốt, đau đầu: Dùng 20-30g lá é tươi, thêm các loại lá thơm khác như lá bưởi, chanh, hương nhu (mỗi thứ 10g), đun sôi với nước để xông cả người cho đổ mồ hôi giải cảm.

Lá é có phải là lá húng quế không?

Mặc dù lá é và húng quế cùng một họ và có một số đặc điểm tương tự ở hình dáng, mùi vị, nhưng đây là 2 loại rau hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng để phân biệt lá é và húng quế:

Lá é không phải là húng quế

  • Húng quế: Thân màu tím, không có lông, tên gọi khác là húng tía.
  • Lá é: Thân màu xanh/trắng, có lông, tên gọi khác là húng trắng, húng lông, húng quế lông.

Những lưu ý khi sử dụng lá é

  • Không dùng lá é trước khi phẫu thuật ít nhất một tuần
  • Nếu đang điều trị bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng lá hoặc cây é
  • Nếu dùng lá é như một loại thuốc, bạn chỉ nên uống cách các loại thuốc khác ít nhất 1 giờ để tránh tương tác thuốc
  • Nếu gặp các bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị, không tự ý dùng lá é để điều trị theo cách chữa dân gian, tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Bạn có thể xem thêm công dụng của thực phẩm khác như đậu rồng, hạt dẻ, đinh hương,… để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu được tác dụng của lá é. Dù lá é là thực phẩm dùng để làm tăng hương và có thể dùng để chữa bệnh theo Đông Y, tuy nhiên hãy luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe của bản thân bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Antibacterial Activity of Lemon Basil (Ocimum citriodorum) and Key

Lime (Citrus aurantifolia S.) Extract Combination on Streptococcus

mutants

https://www.researchgate.net/publication/362511980_Antibacterial_Activity_of_Lemon_Basil_Ocimum_citriodorum_and_Key_Lime_Citrus_aurantifolia_S_Extract_Combination_on_Streptococcus_mutants

Ngày truy cập: 02/11/2023

Lemon-Basil

https://web.musc.edu/-/sm/enterprise/resources/health-and-wellness/ohp/urban-farm/f/basil.ashx

Ngày truy cập: 02/11/2023

Chemical components and pharmacological benefits of Basil (Ocimum Basilicum): a review

https://www.researchgate.net/publication/345597976_Chemical_components_and_pharmacological_benefits_of_Basil_Ocimum_Basilicum_a_review

Ngày truy cập: 02/11/2023

The relationship between growth stages and aroma composition of lemon basil Ocimum citriodorum Vis

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308814613018566

Ngày truy cập: 02/11/2023

Hypoglycemic effect of basil (Ocimum basilicum) aqueous extract is mediated through inhibition of α-glucosidase and α-amylase activities: an in vitro study

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21636683/

Ngày truy cập: 07/11/2023

Cultivation of Lemon Basil, Ocimum americanum, in Two Different Hydroponic Configurations Supplemented with Various Concentrations of Tilapia Aquaculture Green Water

https://www.jstor.org/stable/25433831

Vị thuốc của cây é

https://image.dost-dongnai.gov.vn/webtiengviet/BAN%20TIN%2020_02_2019.pdf

Ngày truy cập: 02/11/2023

Lá é – Pleiku

https://pleiku.gialai.gov.vn/TIN-TUC/Van-hoa-Xa-hoi/%C4%90en-Pleiku-thuong-thuc-mon-ngon-ban-%C4%91ia.aspx

Ngày truy cập: 02/11/2023

Phiên bản hiện tại

22/11/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Khám phá 9 công dụng của đậu rồng (đỗ khế) đối với sức khỏe, sắc đẹp

Hạt dẻ luộc bao lâu thì chín? Mách bạn 5 bước trong cách luộc hạt dẻ ngon


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 22/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo