Nếu bạn nhận ra sớm những dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sẽ biết cách cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, các nguyên tố vi lượng… Đây là những thành phần dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần sớm nhận biết các dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sau đây để kịp thời bổ sung trước khi ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Rụng tóc
Chúng ta có thể rụng trung bình khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Vậy bạn rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Nếu bạn phát hiện thấy tóc rụng gom thành những búi lớn khi tắm gội hoặc thức dậy thì đây có thể là dấu hiệu thiếu sắt.
Tình trạng thiếu sắt có thể khiến bạn bị rụng tóc nhiều cũng chính là dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng thiếu sắt, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như:
- Đậu
- Hạt điều
- Cải bó xôi
- Thịt bò nạc
- Thịt gia cầm
Khi biết mình bị rụng tóc nhiều là thiếu chất gì, bạn nên chú ý bổ sung sắt vào thực đơn hàng ngày để nuôi dưỡng mái tóc mọc dày hơn.
Khi cơ thể cần nhiều sắt, móng tay có thể trở nên mềm hơn và bị uốn cong tạo thành hình dạng giống như chiếc thìa. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thừa sắt (hemochromatosis). Tình trạng này khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên gặp bác sĩ để khám và tìm nguyên nhân.
2. Mệt mỏi không rõ lý do
Tình trạng thiếu ngủ, stress và đau ốm chính là 3 nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi mặc dù không bị các tình trạng trên thì có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống thiếu chất.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vitamin D còn được tổng hợp trong cơ thể khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Trong một số trường hợp, bạn có thể không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đủ để tổng hợp vitamin D, ví dụ khi trời mùa đông lạnh, ít nắng hoặc khi phải sống ở nơi ít ánh nắng, phải ở trong nhà lâu…
Nếu cơ thể thiếu vitamin D hoặc không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, bạn nên bổ sung thành phần dinh dưỡng này thông qua các nguồn cung cấp vitamin D:
- Cá ngừ
- Cá hồi
- Ngũ cốc
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Vitamin D theo chỉ định của bác sĩ
3. Hội chứng miệng bỏng rát
Hội chứng miệng bỏng rát có thể khiến nướu, môi, bên trong má, khoang miệng của người bệnh có cảm giác như bị bỏng. Miệng cũng có thể bị khô hoặc tê. Tình trạng thiếu vitamin nhóm B, ví dụ folate, thiamin và B6 là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng miệng bỏng rát.
Để bổ sung vitamin B6 qua thực phẩm, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm:
- Đậu
- Chuối
- Ngũ cốc
- Cải bó xôi
4. Da và môi bị khô
Nhiều người thường tự hỏi: “Da tay khô thiếu chất gì?” hay “Bị khô môi là thiếu chất gì?“. Da và môi của bạn bị khô có thể là do thiếu vitamin A. Lợi ích của vitamin A đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và bảo tồn của các mô trên bề mặt cả ở trong và ngoài cơ thể.
Để tăng cường bổ sung vitamin A, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A:
- Trái cây màu cam như dưa vàng, quả mơ…
- Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn…
- Các loại rau củ có màu cam như khoai lang, cà rốt…
5. Chốc mép
Khi bạn bị chốc mép (lở mép), ban đầu một bên hoặc cả hai bên khóe miệng có thể bị khô và dễ bị kích ứng, sau đó có thể trở thành những vết loét gây đau đớn. Chứng chốc mép có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này không cải thiện sau khi bạn bôi kem dưỡng môi thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B (ví dụ như riboflavin).
Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu riboflavin (vitamin B2) sau đây:
- Sữa
- Trứng
- Thịt nạc
- Rau xanh (măng tây, bông cải xanh…)
6. Viêm lưỡi
Một số dấu hiệu ở lưỡi có thể biểu hiện tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bề mặt lưỡi trở nên trơn nhẵn giống như bị sưng lên thì bạn có thể bị viêm lưỡi (glossitis). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B như B9 (axit folic), B3 (niacin), B2 (riboflavin) và B12.
Nếu bị viêm lưỡi do thiếu sắt hoặc vitamin, lưỡi bạn có thể bị đau. Để tăng cường bổ sung vitamin B12, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm sau:
- Cá
- Thịt
- Sữa
- Trứng
- Ngũ cốc
7. Tâm trạng thờ ơ
Các dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thể chất mà còn tác động sức khỏe tinh thần với biểu hiện tâm trạng thờ ơ.
Một ví dụ điển hình là tình trạng thiếu axit folic. Loại vitamin nhóm B này đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể sản xuất hồng cầu và tạo ra các tín hiệu hóa học điều chỉnh nhịp điệu giấc ngủ và tâm trạng. Khi bạn bị thiếu ngủ, trí nhớ có thể bị giảm sút và khiến bạn thờ ơ với các hoạt động trong cuộc sống.
Bạn có thể bổ sung axit folic qua một số thực phẩm:
- Ngũ cốc
- Đậu xanh
- Măng tây
- Cải bó xôi
8. Vết bầm tím trên da
Bạn có thể bị thiếu vitamin C nếu các vết bầm tím xuất hiện nhiều trên da. Cơ thể chúng ta rất giàu collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng giúp gắn kết các mô, cơ quan trong đó có các tế bào da. Vitamin C là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành của các sợi collagen.
Bạn có thể có nguy cơ bị thiếu collagen nếu có các dấu hiệu:
- Hút thuốc
- Tiêu hóa kém
- Bị rối loạn ăn uống
- Dinh dưỡng kém do bị bệnh
Bạn nên ăn nhiều các loại rau củ quả dưới đây để bổ sung vitamin C:
- Cà chua
- Ớt chuông
- Bông cải xanh
- Trái cây họ cam quýt
9. Mụn trứng cá hay nổi mẩn
Nếu bạn thường tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn và hay uống đồ uống có cồn, cơ thể bạn rất dễ bị thiếu kẽm. Tình trạng thiếu kẽm gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể ảnh hưởng nhiều đến ruột và hệ miễn dịch. Hệ quả là tình trạng thiếu kẽm có thể gây dị ứng và ảnh hưởng tiêu cực tới làn da với dấu hiệu mụn trứng cá hay nổi mẩn.
Để bổ sung kẽm, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như:
- Hàu
- Nấm
- Đậu
- Thịt bò
- Thịt cừu
- Thịt gà
- Hạt điều
- Cải bó xôi
- Hạt bí ngô
10. Tăng cân đột ngột
Nếu bạn bị tăng cân một cách khó hiểu hoặc quá đột ngột thì bạn có thể bị thiếu iốt. Iốt đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất hormone tuyến giáp để giúp kiểm soát hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Khi hàm lượng iốt thấp, khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể giảm khiến cho chất béo bị tích trữ.
Nếu có dấu hiệu thiếu iốt, bạn nên bổ sung một số thực phẩm sau đây:
- Cá biển
- Muối iốt
- Rong biển
- Động vật có vỏ
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
11. Lợi chảy máu hoặc vết thương lâu lành
Nếu lợi của bạn thường xuyên bị chảy máu và một số vết thương trên da lâu lành, bạn có thể bị thiếu vitamin C. Tình trạng này không phổ biến, song một số trường hợp có nguy cơ cao hơn như phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi và người hay hút thuốc.
Để tránh các dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên bổ sung những nguồn thực phẩm giàu vitamin C:
- Ổi
- Xoài
- Dứa
- Đu đủ
- Dâu tây
- Cải xoăn
- Ớt chuông
- Bông cải xanh
Khi nhận biết những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên chú ý bổ sung vào thực đơn hàng ngày với nhiều món ngon. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh chẳng những giúp bạn có cơ thể khỏe khoắn mà tinh thần cũng minh mẫn hơn đấy!
[embed-health-tool-bmr]