backup og meta

Nâng mũi kiêng gì và ăn gì cho nhanh lành?

Nâng mũi kiêng gì và ăn gì cho nhanh lành?

 Nhu cầu nâng mũi làm đẹp, cải thiện ngũ quan trên gương mặt đang ngày càng tăng. Cũng chính vì vậy, nhiều người có cùng câu hỏi nâng mũi kiêng gì và ăn gì để vết thương nhanh lành và tránh các rủi ro không mong muốn.

Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn 6 nhóm thực phẩm mà người vừa nâng mũi nên kiêng ăn. Đồng thời, bài viết cũng gợi ý 5 loại thực phẩm cần bổ sung sau khi nâng mũi để vết thương nhanh lành.

Nâng mũi kiêng gì?

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những thực phẩm dưới đây có ảnh hưởng đến vết thương sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn, giảm cảm khó chịu, tránh các rủi ro sau phẫu thuật, bao gồm:

1. Tránh đồ ăn cứng, dai

Người vừa nâng mũi nên kiêng ăn gì? Sau phẫu thuật nâng mũi, vùng mũi vẫn còn yếu và đang trong quá trình phục hồi. Do đó, nếu bạn nhai thức ăn cứng hoặc dai, cơ hàm phải hoạt động mạnh hơn bình thường để nghiền thức ăn. Điều này có thể tạo áp lực lên vùng mũi và ảnh hưởng đến định hình cấu trúc mũi vừa được phẫu thuật. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, thậm chí gây biến dạng mũi vừa nâng.

Nâng mũi kiêng gì

Nâng mũi kiêng gì?

Sau nâng mũi, bạn nên kiêng một số thực phẩm cứng, dai cần nhiều lực nhai như hạt ngô rang, thịt bò nướng…

2. Nâng mũi kiêng gì? Tránh thức ăn gây sẹo lồi

Một số thực phẩm nhiều đạm như rau muống, tôm, cua có thể kích thích sản xuất collagen, một loại protein quan trọng, hỗ trợ tích cực cho quá trình lành vết thương. Việc tăng sản xuất collagen quá mức có thể dẫn đến tăng sinh mô sợi dưới da, làm vết thương dày và nổi lên, gây ra sẹo lồi.

nâng mũi kiêng ăn gì? Rau muống
Nâng mũi kiêng gì? Thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống

3. Tránh thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản

Hải sản có nguy cơ gây phản ứng dị ứng ngoài da như ngứa, viêm nhiễm. Các vấn đề dị ứng sau phẫu thuật xảy ra sẽ không tốt khi cơ thể đang có vết thương hở, vì điều này có thể gây khó khăn cho quá trình phục hồi.

4. Nâng mũi kiêng gì? Bia, rượu và chất kích thích

Các loại chất kích thích và nước uống có cồn có thể ảnh hưởng đến chức năng kháng khuẩn của cơ thể, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm chậm quá trình phục hồi. Điều này có thể dẫn đến vết thương lâu lành, thậm chí gây ra các biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Đặc biệt, người vừa nâng mũi tuyệt đối không hút thuốc lá vì các thành phần trong thuốc lá làm giảm khả năng lành vết thương, gây thuyên tắc máu nuôi vết thương khiến vết thương khó hồi phục.

5. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol cao

Nâng mũi xong kiêng gì? Bạn nên kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol cao ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật, để tránh tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng quá trình phục hồi, cụ thể: Đồ ăn chiên xào, bơ, kem, thức ăn nhanh,…

nâng mũi kiêng gì? Đồ ăn dầu mỡ

6. Tránh thức ăn có hương vị mạnh hoặc cay

Thức ăn có hương vị mạnh hoặc cay có thể gây kích thích và đau nhức sau phẫu thuật như wasabi, ớt cay. Những kích thích hương vị mạnh như vậy sẽ  tăng kích thích niêm mạc mũi, khiến bạn dễ chảy nước mũi.

Tùy vào tình trạng sức khỏe cá nhân, phương pháp phẫu thuật và cơ địa của mỗi người, các trường hợp nâng mũi có thể có các yêu cầu và hướng dẫn riêng. Do đó, quan trọng nhất là bạn nên tuân thủ hướng dẫn cụ thể của bác sĩ sau khi nâng mũi để thúc đẩy quá trình phục hồi hiệu quả.

Sau nâng mũi nên ăn gì để nhanh lành?

Vậy ngoài việc quan tâm tìm hiểu nâng mũi kiêng gì, việc tăng cường tiêu thụ những thực phẩm cần bổ sung sau khi nâng mũi cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình hồi phục. Vậy sau khi nâng mũi nên ăn gì?

1. Thức ăn mềm

Thức ăn mềm và dễ nuốt như súp, cháo, bánh mì mềm và các thức ăn mà bạn không cần phải nhai quá nhiều sẽ là lựa chọn tốt sau phẫu thuật nâng mũi, làm giảm bớt áp lực và tạo điều kiện tốt cho quá trình phục hồi.

2. Thực phẩm giàu vitamin A

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, vitamin A hỗ trợ hiệu quả trong các giai đoạn chữa lành vết thương, nhờ khả năng kích thích tăng trưởng biểu mô, nguyên bào sợi, mô hạt, tạo mạch, tổng hợp collagen, biểu mô hóa và tạo sợi.

Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cải bó xôi, bông cải xanh, cà chua, gan bò, khoai lang,… để hỗ trợ quá trình lành vết thương sau khi nâng mũi.

nâng mũi nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin A

3. Thực phẩm giàu protein

Một tài liệu khác của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cũng cho biết, bổ sung protein trong chế độ ăn uống là điều cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Các axit amin cụ thể như arginine và glutamine đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường khả năng chữa lành vết thương.

Thiếu protein sẽ làm chậm trễ quá trình hình thành mạch, giảm sự hình thành collagen, làm giảm hoạt động của nguyên bào sợi, từ đó vết thương lâu lành hơn. Vì thế, sau khi nâng mũi, bạn hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như táo, chuối, cá hồi, quả bơ,…

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C vừa có tác dụng thúc đẩy sự hình thành collagen, vừa tăng cường chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu vitamin C bạn nên ăn như trái cây họ cam quýt, kiwi, xoài, bông cải xanh và khoai tây.

5. Uống nhiều nước

Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là điều cần thiết và quan trọng trong thời gian cơ thể cần phục hồi sau khi nâng mũi. Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải các tạp chất, bao gồm cả thuốc phẫu thuật ra khỏi cơ thể, ổn định quá trình trao đổi chất, giảm đau và chống mệt mỏi.

Những lưu ý sau khi nâng mũi

Bên cạnh việc nâng mũi kiêng gì và ăn gì, sau phẫu thuật, bạn cần nằm nghỉ trên giường, đầu ngẩng cao hơn ngực để làm giảm chảy máu và sưng tấy; Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý nên tránh những điều dưới đây sau khi nâng mũi:

  • Hạn chế việc xì mũi
  • Mở to miệng khi hắt hơi và ho
  • Hạn chế mặc những chiếc áo phải luồn qua đầu
  • Đánh răng nhẹ nhàng để giữ môi trên không cử động nhiều, giảm tác động đến vùng mũi
  • Tránh các hoạt động thể chất cường độ cao như thể dục nhịp điệu, chạy bộ…
  • Hạn chế thể hiện một số cử chỉ trên khuôn mặt như mỉm cười hoặc cười to

Tóm lại, sau khi nâng mũi, bạn chỉ cần bạn xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh bổ sung vitamin C, A, Znc  protein và không phải quá lo lắng về việc nâng mũi kiêng gì. Chủ yếu bạn nên tránh các thực phẩm cứng, khó nhai tác động vào vùng mũi, cũng như hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng các chất kích thích . Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp nâng mũi kiêng gì và ăn gì, để thúc đẩy quá trình phục hồi được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rhinoplasty

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/rhinoplasty/about/pac-20384532

Ngày truy cập: 03/11/2023

Rhinoplasty

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/11011-rhinoplasty

Ngày truy cập: 03/11/2023

Vitamin A and Wound Healing

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31697447/

Ngày truy cập: 03/11/2023

Preparing Patients for Cosmetic Surgery and Aesthetic Procedures: Ensuring an Optimal Nutritional Status for Successful Results

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9867292/

Ngày truy cập: 03/11/2023

Risks and complications in rhinoplasty

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3199839/

Ngày truy cập: 03/11/2023

Phiên bản hiện tại

17/11/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để hạn chế sẹo?

Cách tự chăm sóc sau nâng mũi đảm bảo an toàn và kết quả thẫm mỹ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 17/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo