backup og meta

Hỏi-Đáp Bác sĩ: Uống sắn dây trước khi đi ngủ có tốt không?

Hỏi-Đáp Bác sĩ: Uống sắn dây trước khi đi ngủ có tốt không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Tôi được biết bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên tôi thường xuyên uống bột sắn dây. Song vì nhiều việc nên tôi hay quên uống sắn dây vào ban ngày và chỉ uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Bác sĩ tư vấn giúp uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất? Tôi có nên uống sắn dây trước khi đi ngủ không? Cảm ơn bác sĩ!

(Hạnh Nguyên, TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Chào bạn! Với câu hỏi uống sắn dây trước khi đi ngủ có tốt không, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền, công tác tại Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM trả lời cụ thể như sau:

Cây sắn dây có tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth, thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Cây mọc ở nhiều nơi, tại Việt Nam sắn dây mọc hoang ở vùng rừng núi. Củ sắn dây thường được dùng để làm bột sắn dây mà người ta còn gọi là cát căn – tên  một vị thuốc y học cổ truyền.

>>> Đọc thêm: Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? 3 cách sử dụng hoa đu đủ đực trị ho

Nên uống bột sắn dây vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Việc nên sử dụng sắn dây vào lúc nào trong ngày đã gây nên khá nhiều tranh cãi, có ý kiến cho rằng nên sử dụng vào sáng hoặc tối để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, khoảng thời gian buổi sáng là thời điểm dạ dày trống, dễ nhạy cảm. Trong khi đó, bột sắn dây được cho là có vị cay ngọt, tính mát. Do đó, nếu cơ thể suy nhược thì không nên sử dụng.

Có nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ không?

Uống sắn dây trước khi đi ngủ có tốt không? Khi uống sắn dây vào ban đêm gần giấc ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, về lâu dài cũng không tốt. Do vậy, thời điểm tốt nhất để uống là sau bữa ăn trưa hoặc tối từ 30 phút đến 1 giờ.

Liều lượng khuyến cáo: thường được giới hạn trong khoảng  4 – 40g/ngày.

Tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe

Vậy uống sắn dây trước khi đi ngủ có tác dụng gì? Một số chất hóa học trong củ sắn dây bao gồm: Puerarin, Daidzin, Daidzein, tinh bột, dẫn xuất isoflavonoid…Một số hợp chất khác có hoạt tính kháng khuẩn và độc tế bào, đồng thời chứa hàm lượng selen cao. Do đó, sắn dây có thể được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư và viêm nhiễm.

Tectorigenin là một isoflavone chính được tìm thấy trong hoa của Pueraria thomsonii Benth. Nó có tác dụng  bảo vệ gan, chống viêm và làm sáng da.

Theo Đông y, sắn dây có các tác dụng: tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ, thông tiểu. Có vị ngọt mát, tính bình. Quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Bàng Quang.

uống sắn dây trước khi đi ngủ
Uống sắn dây trước khi đi ngủ có tác dụng gì? Tăng sức đề kháng, giải nhiệt cơ thể,…

Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng, sắn dây có các công dụng như:

  • Nâng cao sức đề kháng; tạo năng lượng, bồi bổ cơ thể nhờ lượng tinh bột dồi dào
  • Ngăn ngừa lão hóa nhờ các phytochemical;
  • Bảo vệ tế bào gan; bảo vệ tim mạch
  • Giải độc cơ thể; cầm máu
  • Điều hòa huyết áp; ổn định đường máu,
  • Có tiềm năng hỗ trợ điều trị Parkinson nhờ hai hợp chất daidzein và genistein có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.
  • Điều trị: sốt cao, bốc hỏa, đau đầu, đau cơ, cảm nắng, kiết lỵ, nhiệt miệng, đau dạ dày, tiêu máu…

>>> Đọc thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? 10 công dụng nghe là muốn uống liền mỗi ngày

Hướng dẫn cách pha bột sắn dây

  • Bước 1: Cho 30 – 40g bột sắn dây vào cốc 200 ml, thêm ít đường theo sở thích.
  • Bước 2: Rồi hòa tan cùng 10 ml nước lọc đã đun sôi để nguội khuấy đều.
  • Bước 3: Sau đó cho nước sôi vào hỗn hợp hoặc hòa tan tinh bột sắn dây với nước lạnh rồi cho vào nồi vừa đun, vừa khuấy đều đến khi bột chín rồi mới sử dụng.

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh?

Người bình thường nên uống 1 ly sắn dây trong 1 ngày và chỉ nên sử dụng dưới dạng đã được nấu chín để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy…

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây

  • Không dùng sắn dây khi đói
  • Không lạm dụng liều cao vì có thể gây ra tiêu chảy, tổn thương  tỳ, vị

>>> Đọc thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Ai không nên uống trà gừng?

Những ai không nên uống sắn dây?

uống sắn dây trước khi đi ngủ

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số đối tượng sau đây phải thật thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bột sắn dây, bao gồm:

  • Cơ thể hàn thấp khí nặng không nên dùng
  • Phụ nữ mang thai nên thận trọng
  • Người đang bị hạ đường huyết, cơ thể mệt mỏi, phụ nữ đang bị động thai.

Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống sắn dây trước khi đi ngủ có tốt không và những điều liên quan đến việc sử dụng bột sắn dây. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Neurocytoprotective effects of the bioactive constituents of Pueraria thomsonii in 6-hydroxydopamine (6-OHDA)-treated nerve growth factor (NGF)-differentiated PC12 cells

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0031942210003158

Ngày truy cập: 23/9/2022

Radix Puerariae: An overview of Its Chemistry, Pharmacology, Pharmacokinetics, and Clinical Use

https://accp1.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/jcph.96

Ngày truy cập: 23/9/2022

Three new isoflavones from Pueraria thomsonii Benth and their protective effects on H2O2-induced oxidative injury in H9c2 cardiomyocytes

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1874390020302160

Ngày truy cập: 23/9/2022

Pueraria Lobata and Pueraria Thomsonii for Mild Dyslipidemia

https://clinicaltrials.gov/study/NCT04861376

Ngày truy cập: 12/10/2023

Comparative analysis of the medicinal and nutritional components of different varieties of Pueraria thomsonii and Pueraria lobata

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpls.2023.1115782/full

Ngày truy cập: 12/10/2023

A comprehensive review on Pueraria: Insights on its chemistry and medicinal value

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0753332220309276

Ngày truy cập: 12/10/2023

Phiên bản hiện tại

12/10/2023

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Măng kỵ ăn chung với gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 12/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo