backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống C sủi tăng sức đề kháng đúng không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống C sủi tăng sức đề kháng đúng không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Dịch bệnh COVID vẫn đang diễn biến phức tạp nên tôi tìm nhiều cách để tăng sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình. Ngoài chế độ ăn uống tự nhiên, tôi cũng thường xuyên khuyến khích cả nhà uống C sủi tăng sức đề kháng song chưa thực sự hiểu hết thực hư của phương pháp này. Mong bác sĩ giải đáp giúp uống C sủi tăng sức đề kháng có đúng không? Uống c sủi thế nào để hiệu quả nhất? Cảm ơn bác sĩ!

(Hồng Ánh- TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi uống C sủi tăng sức đề kháng có đúng không của độc giả Hồng Ánh, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền – hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM trả lời cụ thể như sau:

Viên sủi vitamin C có thành phần chính là axit Ascorbic hữu cơ kết hợp với nguồn Natri hydrocarbonat, khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành muối natri của axit và bọt khí CO2 kết hợp, nhằm làm tăng khả năng hòa tan và tăng cường hấp thụ vào cơ thể. Do đó, hoạt chất sẽ dễ dàng đi vào dạ dày. Vitamin C tham gia vào quá trình trao đổi chất và nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể:

  • Vitamin C góp phần tổng hợp các thành phần của mô liên kết như Collagen, Proteoglycan, các chất căn bản của gian bào cấu tạo nên răng, xương và mạch máu.
  • Tham gia quá trình chuyển hóa lipid, glucid, protid
  • Tham gia quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh Catecholamin, hoạt hóa hormon vỏ thượng thận
  • Hỗ trợ hấp thu chất sắt, canxi và acid folic
  • Hiệp đồng tác dụng với vitamin E, A
  • Tăng tạo interferon, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamine
  • Chống stress
  • Có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ màng tế bào trước tác hại của các gốc tự do.

Viên C sủi tăng sức đề kháng có đúng không

Theo FDA khuyến nghị, nhu cầu Vitamin C cho từng đối tượng trong ngày:

  • Trẻ em: 30 – 45mg
  • Nam trưởng thành: 60mg
  • Nữ trưởng thành: 60mg
  • Phụ nữ có thai: 70mg
  • Phụ nữ cho con bú: 95mg

Theo Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam năm 2011, hàm lượng vitamin C có trong 100g thực phẩm ăn được như sau:

Uốg C sủi tăng sức đề kháng

Như vậy, lượng vitamin C trong khẩu phần ăn hầu như  được cung cấp từ các loại trái cây và rau củ. Nếu chúng ta ăn uống đầy đủ thì cũng không cần bổ sung Vitamin C bằng các chế phẩm . Trong thời gian dịch bệnh Covid -19, việc khuyến khích nhau uống Vitamin C sủi để tăng sức đề kháng cần thận trọng. 

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc bổ sung Vitamin C dường như ít ảnh hưởng  đến việc ngăn ngừa COVID-19. Mặc dù một số quan sát lâm sàng báo cáo tình trạng sức khỏe được cải thiện ở những bệnh nhân COVID-19 được điều trị bằng vitamin C. 

Uống C sủi tăng sức đề kháng có đúng không? Nhận định về hiệu quả viên C sủi tăng sức đề kháng, phòng ngừa COVID còn đang được bàn luận. Tuy nhiên việc dùng Vitamin C bổ sung là cần thiết trên những người có yếu tố nguy cơ như:  người hút thuốc lá và những người tiếp xúc với khói thuốc thụ động, những người ăn uống kém  lâu ngày như người nghiện rượu, người cao tuổi, người có bệnh đường ruột kém hấp thu, stress… Việc bổ sung liều cao chỉ áp dụng đối với một số trường hợp được chẩn đoán thiếu vitamin C như người mắc bệnh Scorbut,  có vết thương hở lâu lành, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, móng tay biến dạng, da khô, nhăn, cháy nắng, xuất huyết dưới da… 

Có thể bạn quan tâm: 10 triệu chứng thiếu vitamin C và cách bổ sung từ thực phẩm

Những trường hợp cần thiết dùng liều cao phải có chỉ định của thầy thuốc và chỉ dùng trong thời gian ngắn. Khi cần bổ sung vitamin C viên sủi từ 500 – 1000 mg thì nên uống ngay sau bữa ăn sáng hoặc trưa, không uống vào buổi tối vì dễ gây kích thích nhẹ và khó ngủ.

Trong quá trình sử dụng, nếu bạn có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày thì nên ngưng và trao đổi với bác sĩ điều trị. Bạn tuyệt đối không tự uống bổ sung vitamin C trong thời gian dài để tránh các phản ứng phụ cũng như các rủi ro về sức khỏe; đặc biệt là những ai có nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể như bệnh huyết sắc tố hoặc làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. 

Bên cạnh việc tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, hạn chế stress, căng thẳng, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích cùng việc ăn uống lành mạnh cũng là những yếu tố rất quan trọng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Lưu ý:

Liều < 1g/ ngày: có thể sử dụng an toàn trong thời gian ngắn.

Liều > 1g/ ngày (khoảng 3g/ngày): kích thích dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, suy thận, sỏi thận, loạn nhịp tim, gây tan máu ở người thiếu G6PD, gây nguy hiểm cho bệnh nhân bệnh ứ đọng sắt (Thalassemia, Hemochromatosis), suy giảm chức năng bạch cầu…

Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống C sủi tăng sức đề kháng có đúng không. Từ đó, bạn có thể biết cách điều chỉnh tần suất/ hàm lượng tiêu thụ phù hợp cho từng thành viên trong gia đình. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách tăng sức đề kháng cho cơ thể thông qua các bài viết của Hello Bacsi.

Tăng sức đề kháng: Đừng bỏ qua 3 vi chất quan trọng

Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể

6 bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bổ sung vitamin C thời covid: Lợi bất cập hại

http://soyte.baria-vungtau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/view_content/content/2116971/bo-sung-vitamin-c-thoi-covid-19-loi-bat-cap-hai

Ngày truy cập: 30/3/2022

Đua nhau dùng “thuốc bổ” trong mùa dịch: Coi chừng bổ ngửa

https://covid19.gov.vn/dua-nhau-dung-thuoc-bo-trong-mua-dich-coi-chung-bo-ngua-1717316169.htm

Ngày truy cập: 30/3/2022

Trần Thị Thu Hằng (2007). “Dược lực học. Nhà xuất bản Phương Đông.

Mai phương Mai (2012). “Dược lý học tập 1,2”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Giáo trình giảng dạy “Đại cương dinh dưỡng-Tiết chế”. Trung tâm Dinh dưỡng (lưu hành nội bộ).

Hemilä, H. and Chalker, E., 2020. Vitamin C as a Possible Therapy for COVID-19. Infection & chemotherapy.

Milani, G.P., Macchi, M. and Guz-Mark, A., 2021. Vitamin C in the Treatment of COVID-19. Nutrients, 13(4), p.1172.

Rawat, D., Roy, A., Maitra, S., Gulati, A., Khanna, P. and Baidya, D.K., 2021. Vitamin C and COVID-19 treatment: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews, 15(6), p.102324.

Carr, A.C. and Rowe, S., 2020. The emerging role of vitamin C in the prevention and treatment of COVID-19. Nutrients, 12(11), p.3286.

Arvinte, C., Singh, M. and Marik, P.E., 2020. Serum levels of vitamin C and vitamin D in a cohort of critically ill COVID-19 patients of a North American community hospital intensive care unit in May 2020: a pilot study. Medicine in drug discovery, 8, p.100064.

 

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Huynh Phuong


Bài viết liên quan

11 triệu chứng thiếu vitamin C và cách bổ sung phù hợp từ thực phẩm

Bà bầu uống C sủi được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo