backup og meta

Hải sản kỵ gì? 5 điều kiêng kỵ và 4 đối tượng thận trọng khi ăn hải sản

Hải sản kỵ gì? 5 điều kiêng kỵ và 4 đối tượng thận trọng khi ăn hải sản

Các món hải sản như tôm, cua, ghẹ tuy rất giàu dưỡng chất nhưng nếu không biết cách kết hợp với các món ăn hoặc nguyên liệu chế biến khác sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực khi ăn. Vậy hải sản kỵ gì? Ai không nên ăn hải sản?

Có phải bạn vẫn thường nghe về việc ăn hải sản uống trà hoặc ăn hải sản uống sữa sẽ bị ngộ độc? Điều này có đúng không? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Hải sản kỵ gì? 

Sự kết hợp thực phẩm sai lầm không chỉ làm gián đoạn quá trình trao đổi chất mà còn có thể khiến cơ thể bị ngộ độc. Với hải sản thì sao? Ăn hải sản kiêng gì? Dưới đây là những điều bạn không nên làm khi ăn hải sản. 

1. Ăn hải sản uống trà

Hải sản kỵ trà bởi vì trong trà có chứa dồi dào acid tannic. Khi chất này kết hợp với canxi có trong hải sản, đặc biệt là cua, ghẹ sẽ gây khó khăn cho tiêu hóa, gia tăng tương tác giữa acid tannic và canxi có thể gây ra sỏi thận. 

Chính vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc ăn cua, ghẹ kiêng gì nói riêng và ăn hải sản kiêng gì nói chung là kiêng uống trà trong khi ăn. 

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu Canada đã chỉ ra rằng trong hải sản, đặc biệt là cá thường dễ bị nhiễm thủy ngân do ô nhiễm nguồn nước hoặc nuôi  không an toàn. Để khắc phục điều này các nhà nghiên cứu cho rằng việc kết hợp nấu cá và trà hoặc cà phê đen (hoặc dùng một vài ngụm trà) có thể khiến thủy ngân ít khả năng được cơ thể hấp thụ hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một phát hiện sơ bộ cần được đánh giá kỹ càng hơn. 
Hải sản kỵ gì
Canxi trong hải sản kết hợp với acid tannic trong trà có thể gây kết tủa tạo sỏi thận

2. Hải sản kỵ gì? Bạn không nên ăn hải sản uống sữa

Hải sản kỵ gì? Bạn không nên kết hợp sữa hoặc các chế phẩm từ sữa với hải sản. Bởi vì hải sản và sữa đều giàu protein, khi dung nạp quá nhiều protein sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày, rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện thường gặp như: Đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.

Mặt khác, sữa chứa lactose. Nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose – nghĩa là không thể tiêu hóa hết đường lactose trong sữa thì việc uống sữa khi đang ăn hoặc ngay sau khi ăn hải sản sẽ khiến bạn dễ bị các triệu chứng như tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.

Hải sản kỵ gì
Bạn không nên uống sữa trong hoặc ngay sau khi ăn hải sản

3. Hải sản kỵ rau gì?

Khi ăn hải sản không thể thiếu các loại rau ăn kèm để giải ngấy và khiến bữa ăn trở nên ngon miệng, đủ chất hơn. Tuy nhiên, hải sản có tính hàn, vì vậy khi ăn hải sản bạn nên tránh kết hợp các loại rau củ quả cũng có tính hàn như: Rau muống, dưa chuột, dưa hấu, dưa lê,… Nếu dung nạp quá nhiều thực phẩm tính hàn trong bữa ăn sẽ gây tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày.

Hải sản kỵ gì
Bạn không nên ăn hải sản kết hợp với các loại rau quả có tính hàn

4. Hải sản kỵ các thực phẩm giàu đạm khác

Thủy hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, tốt cho sức khỏe. Để cơ thể hấp thu một cách trọn vẹn, các chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế kết hợp hải sản cùng với nhóm đại diện khác  cũng giàu đạm như: các loại đậu, cá béo, các sản phẩm từ sữa… vì điều này có thể dẫn đến quá tải đối với quá trình tiêu hóa protein, đặc biệt với những ai vốn sẵn có rối loạn hay tổn thương đường tiêu hoá.

5. Hải sản kỵ hoa quả?

Ngoài ra, tương tự như trà, một số loại hoa quả có vị chát (với sự có mặt của tanin) như: hồng, nho, lựu, sơn trà… kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng. Do vậy, Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản.

Ai không nên ăn hải sản?

Hải sản là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh vì dồi dào protein, giàu vitamin (đặc biệt biệt là vitamin nhóm B), giàu khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…) đồng thời cũng ít béo và ít calo. 

Đối với hầu hết mọi người, nguy cơ từ việc ăn hải sản là không đáng ngại. Tuy nhiên, có một số thời điểm hoặc trong những tình huống đặc biệt, chúng ta cần kiêng ăn hải sản để đảm bảo sức khỏe. 

1. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi chọn ăn hải sản

Dinh dưỡng trước, trong và sau thai kỳ rất quan trọng với mẹ và bé. Rủi ro sức khỏe từ các chất có hại ví dụ như thủy ngân có trong cá và hải sản có thể gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi hoặc trẻ nhỏ.

Lời khuyên của EPA-FDA về việc ăn hải sản: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ nên ăn tối đa khoảng 220g – 340g hải sản mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe luôn trong ngưỡng kiểm soát.

2. Người già

Người lớn tuổi sẽ có nguy cơ ngộ độc hoặc dị ứng với hải sản cao hơn người trẻ vì khả năng miễn dịch, đào thải chất độc đã suy giảm đáng kể. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc quan tâm hải sản kỵ gì khi chế biến món ăn, người lớn tuổi cũng cần hạn chế ăn nhiều hải sản cùng một lúc và phải kiểm tra rõ về nguồn gốc các loại thực phẩm trước khi ăn để tránh ngộ độc. 

Ai không nên ăn hải sản
Người lớn tuổi nên kiêng ăn nhiều hải sản cùng môt lúc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Người bệnh gout

Hải sản rất giàu đạm nên luôn nằm trong top thực phẩm kiêng kỵ đối với người bị gout hoặc viêm khớp. Tuy nhiên, người bị gout vẫn có thể ăn hải sản trong định lượng cho phép, bạn hãy tham khảo bác sĩ để được chỉ dẫn rõ hơn về trường hợp của mình nhé!

4. Người mẫn cảm

Trong hải sản thường chứa các chất gây dị ứng, khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm. Những phản ứng này không phải do chính hải sản mà do quá trình chế biến nấu nướng, sự phân giải protein trong hải sản gây ra. Đặc biệt, đối với những hải sản không tươi dễ sản sinh nhiều gốc axit và lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc.

Những cách phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản

Bên cạnh việc biết hải sản kỵ gì để chủ động lựa chọn thực phẩm kết hợp khi chế biến, bạn cũng nên nắm rõ những nguyên tắc khi ăn hải sản để tránh ngộ độc.

  • Hầu hết các loại giun sán, trứng hoặc ấu trùng có trong hải sản đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bạn cần nấu chín hải sản thật kỹ, không chỉ nhúng qua nước sôi, vì hải sản chỉ chín tái sẽ vẫn còn nguy cơ gây ngộ độc.
  • Không nên ăn hải sản đã chế biến từ lâu. Bạn chỉ nên ăn hải sản có nguồn gốc rõ ràng, khi món ăn được nấu chín và còn nóng sốt.
  • Chỉ nên tiêu thụ hải sản còn tươi sống để tránh nguy cơ ngộ độc khi ăn. 
  • Đối với một loại hải sản lạ, chưa từng ăn lần nào thì cần phải rất thận trọng vì bạn có thể bị dị ứng. Do vậy, chỉ nên ăn thử một chút bữa đầu. Nếu an toàn thì bữa sau bạn có thể ăn nhiều hơn với món hải sản đó.
  • Nếu bạn đã bị dị ứng với một loại hải sản nào thì hãy kiêng nó ra suốt đời, đừng bao giờ thử ăn lại món đó.

HelloBacsi rất vui được chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về việc ăn hải sản an toàn và lành mạnh. Mong rằng những thông tin về chủ đề ăn hải sản kỵ gì, ăn hải sản uống trà hoặc ăn hải sản uống sữa sẽ gây ra những biểu hiện như thế nào đã cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích để luôn giữ sức khỏe và có những bữa ăn thật ngon. 

Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích, thú vị ở chuyên mục Ăn uống lành mạnh hoặc những bài HelloBacsi gợi ý ngay dưới đây.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Một số điều kiêng kỵ khi ăn hải sản

https://nongthonmoi.hatinh.gov.vn/Giai-tri-Thu-gian/Mot-so-dieu-kieng-ky-khi-an-hai-san-22976.html 

Ngày truy cập: 14/07/2024

A comparative review on the anti-nutritional factors of herbal tea concoctions and their reduction strategies

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9581206/

Ngày truy cập: 14/07/2024

Tea and coffee with your fish?

https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/tea-and-coffee-with-your-fish

Ngày truy cập: 14/07/2024

Foods you should not eat with fish

https://en.nn.najah.edu/news/health/2021/08/26/5370/

Ngày truy cập: 14/07/2024

Lactose intolerance

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lactose-intolerance/symptoms-causes/syc-20374232 

Ngày truy cập: 14/07/2024

Should I Be Concerned about Eating Fish and Shellfish?

https://www.epa.gov/choose-fish-and-shellfish-wisely/should-i-be-concerned-about-eating-fish-and-shellfish 

Ngày truy cập: 14/07/2024

Phòng tránh nguy cơ khi ăn hải sản

http://ttytcaibe.soytetiengiang.gov.vn/tin-y-te/-/asset_publisher/Uo0Qr3Hv4fqC/content/phong-tranh-nguy-co-khi-an-hai-san 

Ngày truy cập: 14/07/2024

Phiên bản hiện tại

29/07/2024

Tác giả: Thu Hiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Mật ong kỵ với gì? Top 11 thực phẩm nên tránh kết hợp cùng mật ong

Cháo tôm kỵ với rau gì? Tránh xa 3 nhóm thực phẩm quen thuộc


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 29/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo