backup og meta

Tràn máu màng phổi: Nguyên nhân, cách điều trị và tiên lượng bệnh

Tràn máu màng phổi: Nguyên nhân, cách điều trị và tiên lượng bệnh

Tràn máu màng phổi là một trong những tình trạng sức khỏe rất nguy hiểm. Hầu hết những người bị tràn máu màng phổi là do chấn thương và cần cấp cứu ngay. Ngoài ra, tình trạng này cũng có một số nguyên nhân và dấu hiệu khác, nhờ đó bác sĩ có thể xác định phương pháp điều trị nhanh chóng.

Tràn máu màng phổi là một tình trạng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến tử vong cho người bệnh. Thế nhưng, làm sao để biết người thân của mình có đang bị tràn máu màng phổi không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng tràn máu màng phổi để bảo vệ sức khỏe cho người thân, bạn nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh tràn máu màng phổi là gì?

Tràn máu màng phổi là tình trạng máu tích tụ trong khoang phế nang giữa thành ngực và phổi. Bệnh có thể do một số nguyên nhân gây ra bao gồm:

Chấn thương

Chấn thương có thể làm màng phổi lót ở ngực hoặc phổi vỡ ra, khiến máu tràn vào không gian màng phổi và không có cách nào thoát ra được. Ngay cả những thương tích nhỏ nhất ở thành ngực hoặc phổi cũng có thể dẫn tới chứng tràn máu màng phổi.

Nguyên nhân khác

Các vấn đề khác cũng có thể gây ra chứng tràn máu màng phổi, bao gồm:

  • Nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như bệnh lao;
  • Ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi hoặc ung thư màng phổi;
  • Tắc nghẽn phổi;
  • Gặp vấn đề về đông máu;
  • Rối loạn chức năng mô phổi, chẳng hạn như nhồi máu phổi.
  • Mạch máu trong phổi bị rách có thể gây ra huyết áp cao.

Tràn máu màng phổi cũng có thể là do thủ thuật y khoa gây ra, chẳng hạn như phẫu thuật đặt ống thông tĩnh mạch hoặc phẫu thuật tim. Trong trường hợp hiếm hoi hơn, bệnh cũng có thể xảy ra do tự phát.

Triệu chứng của bệnh tràn máu màng phổi là gì?

Triệu chứng của bệnh tràn máu màng phổi bao gồm:

  • Đau ngực, đặc biệt khi thở;
  • Da lạnh, nhợt nhạt hoặc ngứa;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Huyết áp thấp;
  • Thở gấp hoặc thở nông;
  • Khó thở;
  • Cảm giác bồn chồn;
  • Lo lắng.

Những người có dấu hiệu tràn máu màng phổi nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay nhé.

Điều trị bệnh tràn máu màng phổi như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiêm kim hoặc đặt ống thông vào ngực qua xương sườn để loại bỏ máu và không khí tràn vào khoang màng phổi. Trừ trường hợp khẩn cấp, bác sĩ sẽ sử dụng chất gây tê và gây mê trước khi đưa ống thông.

Sau khi rút máu và không khí tràn vào phổi ra ngoài, bác sĩ có thể sử dụng cùng một ống tương tự như trên để giúp mở rộng phần phổi bị ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ gắn một ống dẫn lưu vào ngực cho phép chất lỏng và không khí thoát ra ngoài, nhưng không cho khí tràn lại vào màng phổi.

Ở những người bị nhẹ, bác sĩ chỉ cần làm cho phổi thoáng khí và hút máu tràn trong phổi ra là đủ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác nặng hơn thì bạn phải phẫu thuật để ngăn chặn máu tiếp tục chảy vào màng phổi từ chỗ bị thương.

Người bị mắc bệnh tràn máu màng phổi có thể sống khỏe mạnh không?

Tràn máu màng phổi là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị. Một người mắc bệnh này sau khi được chăm sóc y tế, chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể khỏe lại bình thường.

Nếu bị chấn thương ngực, bạn cũng nên kiểm tra để biết cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tràn máu màng phổi hay không. Nếu mắc bệnh, bạn cần được cấp cứu y tế khẩn cấp. Sự phục hồi còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của bệnh nhân đối với việc điều trị và thời gian lượng máu cần giải phóng ra khỏi không gian màng phổi.

Bạn đừng quá lo lắng vì nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh sẽ không quá nguy hiểm. Điều quan trọng là hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình thật tốt để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hemothorax: Causes, treatment and outlook. http://www.medicalnewstoday.com/articles/318184.php. Ngày truy cập 12/7/2017

Hemothorax  https://medlineplus.gov/ency/article/000126.htm Ngày truy cập 12/07/2017

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Bích Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Người bị ung thư phổi nên kiêng ăn gì và ăn gì?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo