Biểu hiện ung thư dạ dày (hay còn gọi ung thư bao tử), đặc biệt ở giai đoạn đầu, thường không rõ ràng, từ đó gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Với bài viết này, Hello Bacsi sẽ giới thiệu 7 dấu hiệu của ung thư dạ dày mà bạn không nên bỏ qua.
Ung thư dạ dày thường hiếm gặp hơn so với nhiều loại ung thư khác. Tuy nhiên, đây lại là một trong các bệnh lý rất nguy hiểm vì triệu chứng ung thư dạ dày thường không đặc hiệu – tức dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác và bị bỏ qua. Do đó, người bệnh thường gặp trở ngại trong việc chẩn đoán bệnh từ sớm hay tầm soát ung thư, gây khó khăn cho liệu trình điều trị về sau.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày hay ung thư bao tử là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển quá mức, dẫn đến sự hình thành các khối u. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày nhưng thường gặp nhất ở phần thân vị (phần chính của dạ dày). Những khối u ác tính này có khả năng lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể nếu bạn không điều trị kịp thời. Theo thống kê, bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, đặc biệt ở độ tuổi trên 60.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, họ cho rằng, đột biến gen và một số bệnh lý có thể góp phần gây nên các dấu hiệu ung thư dạ dày, bao gồm:
Đột biến sinh học
Nhìn chung, ung thư phát sinh do đột biến gen trong tế bào. Các đoạn gen “lỗi” này khiến tế bào phát triển và phân chia với tốc độ nahnh không tưởng. Đồng thời, chúng cũng làm gián đoạn quá trình chết của tế bào.
Thông thường, tế bào ung thư sẽ tích lũy dần thành khối u. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, các tế bào đột biến sẽ di chuyển đến nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể và tiếp tục phát triển, gây ung thư dạ dày di căn.
Ăn đồ mặn
Theo các chuyên gia, chế độ ăn nhiều thực phẩm được bảo quản bằng muối có mối tương quan mạnh mẽ với sự xuất hiện của các tế bào đột biến ở phân vị của dạ dày. Ngoài ra, người ăn ít trái cây và rau xanh cũng có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng ung thư dạ dày.
Các bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (do dịch bao tử trào ngược lên thực quản)
- Thừa cân, béo phì
- Hút thuốc lá
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Viêm dạ dày mạn tính
- Polyp dạ dày
7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường thấy
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư dạ dày thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện ung thư dạ dày kéo dài hoặc bạn có các yếu tố nguy cơ kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp:
Bạn có thể xem thêm: 6 triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em dễ biến chứng thành ung thư
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
Bên cạnh tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày, bạn cũng nên biết về các cách phòng ngừa bệnh. Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên thay đổi các thói quen sống ngay từ bây giờ để hạn chế được nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo đó, bạn nên:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.
- Bỏ hút thuốc lá
- Tập thể dục thường xuyên
- Khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, đặc biêt ở những đối tượng có nhiều nguy cơ
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được 7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp để nhận biết sớm và kịp thời sắp xếp khám chữa bệnh. Chúc bạn đọc của Hello Bacsi nhiều sức khỏe!
[embed-health-tool-bmi]