backup og meta

Phân biệt dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng

Phân biệt dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng

Chị Nguyễn Thị Thanh (phường Quyết Tâm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) bị bệnh u nang buồng trứng với kích thước 58mm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thế nhưng, chỉ sau 4 tháng điều trị đúng cách, khối u nang của chị đã không còn nữa.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản có kích thước bằng quả hạnh nhân, nằm sâu trong khung xương chậu, sản xuất trứng, các hormone estrogen và progesterone. Trứng phát triển bên trong túi nang của buồng trứng. Quá trình rụng trứng, trứng thoát ra khỏi túi (nang) đi vào một trong hai ống dẫn trứng. Thông thường, các túi (nang) này thường biến mất ngay sau đó, nhưng đôi khi, các túi (nang) vẫn tồn tại và phát triển thành một u nang. Ung thư buồng trứng là một loại ung thư bắt đầu trong buồng trứng.

Mời bạn cùng Hello Bacsi nhận biết các dấu hiệu phân biệt bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng và khám phá bí mật nhờ đâu mà chị Thanh hết bị bệnh u nang buồng trứng chỉ sau 4 tháng. Điều này giúp bạn có cách phòng ngừa, điều trị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng một cách hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng là túi nang hình thành tại buồng trứng, bên trong chứa chất dịch lỏng hoặc các tế bào sừng, bã đậu…

Hầu hết u nang buồng trứng đều vô hại, nhưng một số u nang có thể bị vỡ, gây chảy máu và đau.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính phát triển tại buồng trứng hoặc các mô lân cận. Ung thư buồng trứng bao gồm ung thư biểu mô buồng trứng (từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng), ống dẫn trứng và phúc mạc chính (lớp lót bên trong).

U nang buồng trứng có thể dẫn đến ung thư buồng trứng không?

Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính. Do đó, u nang buồng trứng hiếm khi dẫn đến ung thư buồng trứng.

Dấu hiệu u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng thường có chung các triệu chứng sau:

  • Đau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là khi thâm nhập sâu
  • Cảm giác đè nặng lên vùng bụng dưới hoặc vùng chậu, đầy bụng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ăn nhanh thấy no

Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng có các dấu hiệu riêng biệt như:

Dấu hiệu u nang buồng trứng

Dấu hiệu u nang buồng trứng
Người bị u nang buồng trứng có thể bị đau vùng bụng dưới dữ dội

Thông thường, bệnh u nang buồng trứng không tạo ra các triệu chứng và thường được xác định nhờ siêu âm khi đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, khi u nang lớn hoặc bị vỡ có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới hoặc vùng chậu. Đau có thể bị gián đoạn, nghiêm trọng, đột ngột hoặc rõ nét
  • Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau thắt lưng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau vùng chậu sau khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh
  • Có cảm giác đau, đè nặng khi đi tiểu hoặc đại tiện
  • Đau âm đạo hoặc chảy máu từ âm đạo
  • Vô sinh
  • Ợ nóng
  • Phình chướng bụng, khó tiêu
  • Đau khi quan hệ tình dục

Một u nang buồng trứng bị vỡ thường gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội. Điều này hay xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc tập thể dục.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng khó chẩn đoán vì các triệu chứng thường không rõ nét cho đến khi khối u phát triển đủ lớn, gây áp lực lên các cơ quan khác ở vùng bụng, hoặc ung thư lan đến những bộ phận xung quanh. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác.

Ngoài triệu chứng sớm duy nhất của ung thư (có thể là kinh nguyệt bất thường) thì còn xuất hiện một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Táo bón
  • Cổ trướng: Dịch tập trung ở vùng bụng, gây đau bụng và hơi thở ngắn
  • Ăn mất ngon
  • Xì hơi và tiêu chảy

Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng do nhiều yếu tố gây ra như chu kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì, vô sinh, điều trị vô sinh bằng thuốc gonadotropin, suy giáp, điều trị ung thư vú bằng Tamoxifen (Soltamox)… Việc sử dụng thuốc ngừa thai giúp làm giảm nguy cơ phát triển u nang buồng trứng vì nó ngăn cản sự rụng trứng.

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng đến nay còn chưa được làm rõ, nhưng các yếu tố nguy cơ có thể là: Tiền sử gia đình có người bị ung thư như mẹ, chị em gái, con gái. Ung thư buồng trứng cũng liên quan đến gen như hội chứng ung thư vú – buồng trứng, hội chứng ung thư đại tràng do di truyền không phải đa polyp, hội chứng ung thư buồng trứng chuyên biệt (không liên quan đến đại tràng hoặc vú).

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Trên 50 tuổi, chưa từng mang thai, sử dụng thuốc điều trị sinh sản, phơi nhiễm amiăng, bộ phận sinh dục tiếp xúc với bột talc, chiếu xạ vùng chậu, nhiễm một số loại virus, đặc biệt là virus gây bệnh quai bị…

Bệnh nhân bị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng nên đến bệnh viện khi nào?

 Bệnh nhân bị u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng nên đến bệnh viện khi nào?
Khi bị đau bụng có kèm sốt, bạn nên đến bệnh viện để khám ngay

Nếu bạn đang trải qua cơn đau bụng kèm theo dấu hiệu bụng chướng hoặc đầy hơi mà không phải do các vấn đề về tiêu hóa hay một tình trạng nào khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, bạn nên đến viện càng sớm càng tốt nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng kèm sốt
  • Ói mửa liên tục hoặc tiêu chảy (đặc biệt là có kèm ra máu)
  • Khó thở
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Mệt mỏi, chóng mặt, cảm thấy yếu ớt hoặc ngất xỉu, đặc biệt là khi đứng dậy (huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp)
  • Xanh xao, tái nhợt hoặc có biểu hiện thiếu máu (có thể do mất máu)
  • Bụng chướng to
  • Đau bụng ở bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin, Jantoven)
  • Gia tăng sự phát triển ria mép
  • Sốt dai dẳng
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu
  • Huyết áp cao hoặc thấp không liên quan đến việc sử dụng thuốc
  • Khát nước quá mức hoặc đi tiểu thường xuyên
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau vai không giải thích được nguyên nhân, kết hợp với đau bụng
  • Buồn nôn dai dẳng và ói mửa.

>>> Xem thêm: U nang buồng trứng có phải mổ không?

Tìm hiểu bí quyết hết u nang buồng trứng sau 4 tháng của chị Nguyễn Thị Thanh

Cách đây khoảng 1 năm, chị Thanh bỗng có những dấu hiệu bất thường như: Đau tức bụng dưới mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, có tháng bị kinh nguyệt 2 lần, mỗi kỳ kinh kéo dài lên đến 7 ngày, trong khi trước kia, mỗi kỳ kinh chỉ kéo dài 3 – 4 ngày. Tuy vậy, do quá bận rộn nên chị chưa đi khám ngay.

Ít lâu sau, những triệu chứng như trên lại xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn: Chị bị đau bụng nhiều hơn, sờ vào phần bụng dưới bên trái thấy một khối cứng to bằng quả trứng vịt. Điều này khiến chị Thanh rất lo lắng nên vội đến khám tại một phòng khám ở thành phố Sơn La. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán chị bị u nang buồng trứng, kích thước 58mm. Nghe bác sĩ nói vậy, chị rất lo lắng. Chị được tư vấn dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang (*), có nguồn gốc từ thảo dược để thu nhỏ kích thước khối u.

Chị bắt đầu uống Nga Phụ Khang theo đúng hướng dẫn: Liều 9 viên/ngày, chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn 30 phút. Chỉ 1 tháng sau khi sử dụng sản phẩm, chu kỳ kinh nguyệt của chị trở lại bình thường. Chị không bị đau bụng, sờ lên bụng không thấy khối u nữa. Chị đi tái khám, kết quả siêu âm cho thấy, kích thước u nang buồng trứng giảm chỉ còn 27mm.

3 tháng sau, chị Thanh đi tái khám và nhận được kết quả là kích thước của u nang buồng trứng chỉ còn 8mm. Thấy việc sử dụng Nga Phụ Khang cho hiệu quả tốt, chị kiên trì uống và giảm liệu trình xuống còn 6 viên/ngày, chia 3 lần, uống trước bữa ăn 30 phút. Sau 4 tháng chị Thanh dùng sản phẩm này, khối u nang buồng trứng đã dần hết. Chị Thanh còn cho biết, Nga Phụ Khang giúp chị ăn ngủ tốt hơn, tinh thần thoải mái. Điều này giúp chị tin tưởng và tích cực chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi u nang buồng trứng với những chị em khác.

Không chỉ có chị Thanh mà rất nhiều chị em khác bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt cũng đã sử dụng Nga Phụ Khang cho hiệu quả tích cực. Trong đó, có chị Nguyễn Thị Xuân Lộc (ở Lô 1, đường Long Châu, phường Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, số điện thoại: 079 207 5348). Chị đã đẩy lùi cơn đau bụng như “đau đẻ” do u nang buồng trứng chỉ sau 3 tháng sử dụng Nga Phụ Khang.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang đã được nghiên cứu khoa học cho thấy hiệu quả tốt với người mắc u xơ tử cung, u nang buồng trứng

Nga Phụ Khang là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, có thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung, kết hợp với một số vị thuốc quý khác như: Hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả…

Tháng 9 năm 2013, PGS. TS Phạm Huy Hiền Hào cùng các cộng sự đã hoàn thành nghiên cứu về hiệu quả, độ an toàn của Nga Phụ Khang trong hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Nghiên cứu được thực hiện trên 40 người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng ở các lứa tuổi khác nhau, mức độ bệnh khác nhau, chỉ sử dụng Nga Phụ Khang trong vòng 3 tháng mà không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Kết quả cho thấy, Nga Phụ Khang có hiệu quả giảm kích thước khối u trên 75% người tham gia nghiên cứu. Nga Phụ Khang cũng được ghi nhận là an toàn với người sử dụng, không làm thay đổi các chỉ số mạch, huyết áp, sinh hóa, huyết học của người dùng (được kiểm tra trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm). Đặc biệt, có 80% người sử dụng hài lòng với hiệu quả mà Nga Phụ Khang mang lại và không gặp tác dụng phụ khi sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang đã được nghiên cứu khoa học cho thấy hiệu quả tốt với người mắc u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Nga Phụ Khang có thành phần là các thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị giảm kích thước u nang buồng trứng hiệu quả

Ngoài ra, Nga Phụ Khang còn nhận được nhiều giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn sau quá trình sử dụng: “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực – Thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2014, 2015, 2016, 2017; “Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng và độc giả báo Lao động và Xã hội bình chọn (2016, 2017).

Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 1800 6305 hoặc (Zalo/Viber): 091 718 5170091 723 0950.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ovarian Cancer vs. Ovarian Cysts Symptoms and Signs https://www.emedicinehealth.com/ovarian_cancer_vs_ovarian_cysts_symptoms_and_signs/article_em.htm#ovarian_cancer_vs_ovarian_cysts_differences_in_symptoms Ngày truy cập 13/11/2018

Cysts and Ovarian Cancer https://www.healthline.com/health/cancer/ovarian-cancer-cysts#outlook Ngày truy cập 16/11/2018

Can ovarian cysts become cancerous? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322651.php Ngày truy cập 16/11/2018

 

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Có thể xác định loại u xơ tử cung qua các dấu hiệu điển hình?

Tìm hiểu triệu chứng bệnh u nang buồng trứng ở phụ nữ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo