U não lành tính là một khối u phát triển tương đối chậm trong não, không lan tràn. Thông thường, bệnh này điều trị được với tỷ lệ thành công cao. Dù vậy, cũng có những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy, u não lành tính sống được bao lâu?
U não lành tính sống được bao lâu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
Thật khó để trả lời cho từng người rằng u não lành tính sống được bao lâu trong trường hợp của họ. Bởi tiên lượng của một người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình là:
- Loại khối u não lành tính là gì
- Kích thước, vị trí của khối u
- Có thể mổ u não triệt để không hay chỉ cắt bỏ được một phần.
Cụ thể hơn như sau:
Loại khối u não ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân
Một số loại u não lành tính và tỷ lệ sống còn của người bệnh theo thống kê tại Mỹ là:
- U dây thần kinh thính giác (hay u dây thần kinh số VIII): Đây là loại phổ biến nhất. Số liệu thống kê tại Mỹ về tỷ lệ sống sót đối với các khối u ở vỏ dây thần kinh thính giác là trên 99% người bệnh sống được từ 5 năm trở lên.
- U tuyến yên: Hầu hết khối u ở tuyến yên đều là lành tính. Tỷ lệ sống sót của u tuyến yên như sau:
- Trên 95% người bệnh sống được từ 5 năm trở lên
- 95% người bệnh sống được từ 10 năm trở lên
- U nguyên bào mạch máu: Loại u não lành tính này sống được bao lâu thì:
- 95% người bệnh sống được từ 5 năm trở lên
- Gần 95% người bệnh sống được từ 10 năm trở lên
- U sọ hầu: Là khối u não lành tính hiếm gặp
- Khoảng 85% người bệnh sống được từ 5 năm trở lên
- 80% người bệnh sống được từ 10 năm trở lên.
Kích thước và vị trí khối u
- U não lành tính cũng có thể đe dọa tính mạng nếu nó nằm ở khu vực quan trọng của não.
- Nếu khối u đủ lớn, chúng sẽ chèn ép và làm tổn thương các bộ phận của não, gây rối loạn chức năng nghiêm trọng.
U não lành tính sống được bao lâu phụ thuộc vào điều trị
U não lành tính có chữa được không? Nếu tất cả khối u được cắt bỏ hoàn toàn thì thường u não không tái phát. Tuy nhiên, khối u không được loại bỏ triệt để sẽ có nguy cơ phát triển trở lại. Lúc này, người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ hoặc xạ trị và hóa trị.
Tất nhiên, người điều trị một lần và không bị tái phát sẽ có tiên lượng tốt hơn người phải điều trị nhiều lần.
Ngoài ra, dù rất hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp một khối u lành tính trở thành ác tính (ung thư).
Tỷ lệ tử vong ở người u não lành tính là gì?
Tỷ lệ bệnh nhân tử vong chung với u não lành tính là 5,5%. Ngày nay, khả năng sống sót của bệnh nhân được cải thiện rất nhiều nhờ sự phát triển của các phương pháp điều trị.
Phải làm gì khi bị u não lành tính?
Việc chẩn đoán có khối u não, dù lành tính, cũng là điều đáng sợ đối với nhiều người. Nhưng như bạn cũng thấy, u não lành tính sống được bao lâu thì triển vọng khá tốt. Thay vì lo lắng, bạn nên:
- Hợp tác với bác sĩ trong điều trị để có kết quả tốt nhất. Rất nhiều người có vẻ sợ mổ u não nhưng bạn hãy nhớ rằng, u não lành tính sống được bao lâu phụ thuộc rất lớn vào kết quả phẫu thuật.
- Trao đổi kỹ với bác sĩ về tác dụng phụ và biến chứng của việc điều trị cùng cách để giảm thiểu rủi ro.
- Đi khám ngay nếu gặp triệu chứng nghi ngờ là tác dụng phụ của điều trị (kể cả sau nhiều tháng, nhiều năm):
- Đục thủy tinh thể
- Vấn đề về suy nghĩ, trí nhớ, ngôn ngữ hoặc tư duy
- Động kinh
- Mất thính lực
- Đau nửa đầu
- Phát triển khối u ở vị trí khác
- Tê, đau, yếu hoặc mất thị lực do tổn thương thần kinh (rất hiếm)
- Đột quỵ (rất hiếm)
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để xem khối u có tái phát hay không và theo dõi sức khỏe tổng thể.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong khoảng thời gian phục hồi: Có cần vật lý trị liệu không, khi nào được tham gia hoạt động gì, tập luyện ra sao, đồng thời ngừng hút thuốc và ăn uống cân bằng.
U não lành tính sống được bao lâu?
- Tiên lượng của mỗi người là khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại khối u, kích thước và vị trí khối u, khả năng phẫu thuật,…
- Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và theo dõi sát sao sau điều trị để góp phần kéo dài tuổi thọ.
Hi vọng bài viết này đã trả lời cho bạn câu hỏi u não lành tính sống được bao lâu và đưa ra những điều bạn có thể làm. Mỗi cá nhân sẽ có một tình trạng cụ thể khác nhau. Vì vậy, bạn hãy luôn trao đổi thật kỹ với bác sĩ trực tiếp điều trị để biết thông tin chính xác nhất về bệnh của mình nhé!
[embed-health-tool-bmi]