backup og meta

Đa u tủy (U tủy)

Tìm hiểu chung

Đa u tủy (u tủy) là bệnh gì?

Đa u tủy là ung thư do các tế bào huyết tương ác tính gây ra. Tế bào huyết tương sản xuất kháng thể (còn gọi là globulin miễn dịch) giúp cơ thể tấn công và tiêu diệt vi trùng. Tế bào huyết ở trong tủy xương và là một phần quan trọng của hệ miễn dịch. Tủy xương là mô mềm bên trong một số xương rỗng. Ngoài các tế bào plasma, tủy xương cũng có tế bào tạo các loại tế bào máu.

Ung thư bắt đầu khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển ra khỏi tầm kiểm soát. Tế bào từ bất kỳ phần nào cơ thể cũng có khả năng trở thành ung thư và có thể lan sang các khu vực khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiều bệnh đa u tủy (u tủy) là gì?

Các triệu chứng phổ biến của đa u tủy là:

  • Thiếu máu;
  • Tổn thương thận;
  • Tăng canxi huyết;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Tổn thương da;
  • Nhiễm trùng;
  • Phì đại lưỡi;
  • Đau xương;
  • Mệt mỏi;
  • Gãy xương bệnh lý;
  • Đau lưng;
  • Chèn ép tủy sống;
  • Suy thận;
  • Chán ăn và sụt cân;
  • Táo bón;
  • Phù chân.

Đa u tủy tác động lên hệ thống miễn dịch, nên bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng trong cơ thể. Tuy nhiên, có 4 triệu chứng chính bao gồm:

Các thành phần trong máu giảm

Khi bạn mắc bệnh đa u tủy, tế bào huyết tương trong cơ thể được sản xuất quá nhanh chóng. Các tế bào ung thư có thể nhiều hơn các tế bào máu bình thường trong tủy xương, dẫn đến các thành phần tron máu giảm thấp và dẫn đến hai hậu quả là thiếu máu (thiếu hồng cầu) và thiếu tiểu cầu. Thiếu máu có thể dẫn đến xanh xao và mệt mỏi. Giảm số lượng tiểu cầu có nghĩa là tăng chảy máu và bầm tím do tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, thúc đẩy chữa lành bất kỳ vết thương nào. Hậu quả khác là giảm bạch cầu – sự thiếu hụt của các tế bào bạch cầu làm cho cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng.

Vấn đề về xương và canxi

Tế bào ung thư cũng can thiệp vào chu kỳ tế bào xương. Tế bào u tủy có thể tạo ra một chất làm tăng tốc độ phân hủy của các tế bào xương (hủy cốt bào) và giảm sản xuất các tế bào xương mới (nguyên cốt bào). Điều này làm yếu xương và khiến cho chúng dễ bị gãy. Gãy xương là vấn đề lớn ở những người bị đa u tủy. Nếu không có những dấu hiệu để tạo các tế bào xương mới, mức canxi trong cơ thể của bạn sẽ tăng lên rất cao.

Nhiễm trùng

Tế bào huyết tương có vai trò chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, các tế bào ung thư trong huyết tương không có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Do đó, các bệnh nhiễm trùng sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Vấn đề về thận

Các kháng thể do các tế bào u tủy tạo ra có thể gây hại cho thận dẫn đến tổn thương và thậm chí suy thận.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh đa u tủy (u tủy)?

Đa u tủy là ung thư tế bào máu khi các tế bào huyết tương tăng trưởng vượt khả năng kiểm soát của cơ thể tạo ra một khối u trong tủy xương và có thể làm rối loạn chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu bạn chỉ có một khối u duy nhất, thì đó là u tương bào. Nếu có nhiều hơn một u tương bào, bạn sẽ bị u tủy.

Các nhà khoa học vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ra đa u tủy. Họ nghi ngờ những thay đổi trong DNA có thể làm cho các tế bào huyết tương trở thành ung thư.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh đa u tủy (u tủy)?

Đa u tủy là loại ung thư máu thường gặp thứ hai và không có các nào để chữa khỏi bệnh được. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ gần đây trong y khoa có thể giúp bác sĩ điều trị bệnh. Bạn có thể kiểm soát được bệnh nhờ các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa u tủy (u tủy)?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra u tủy, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Nguy cơ đa u tủy tăng theo độ tuổi. Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư này đều từ 65 tuổi;
  • Giới tính. Nam giới có nhiều khả năng mắc đa u tủy hơn phụ nữ;
  • Chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người da trắng;
  • Bức xạ. Người tiếp xúc với bức xạ mức độ cao (bom nguyên tử) hoặc mức độ thấp trong một thời gian dài (do đặc tính công việc) có nguy cơ mắc bệnh cao;
  • Bệnh sử gia đình. Đa u tủy có tính di truyền;
  • Béo phì. Một nghiên cứu của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ đã tìm ra việc thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bệnh đa u tủy;
  • Bệnh tế bào huyết tương khác hoặc ung thư khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đa u tủy (u tủy)?

Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu định kì để xác định bệnh đau tủy. Nếu bạn có bệnh, protein trong máu sẽ bất thường và máu có độ quánh. Tế bào hồng cầu bất thường có thể làm tăng độ quánh của máu.

Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám sức khỏe để tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của nhiều bệnh u tủy. Nếu nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ chọc dò tủy xương và/hoặc sinh thiết để kiểm tra các tế bào ung thư. Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm kháng thể đơn dòng máu và chẩn đoán hình ảnh để xác định mức độ tổn thương xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đa u tủy (u tủy)?

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để cân bằng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. Sau đó, phối hợp nhiều loại thuốc hóa trị, xạ trị, cấy tế bào gốc và phẫu thuật ở một số bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh đa u tủy. Các loại thuốc sau đây được sử dụng thường xuyên kết hợp với dexamethasone, có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào tình trạng bệnh:

  • Dexamethasone (Decadron®) – điều chế tế bào miễn dịch;
  • Bortezomib (Velcade®) – chất ức chế protease;
  • Lenalidomide (Revlimid®) – điều chế tế bào miễn dịch;
  • Axit pamidronic (Aredia®) – ức chế tái hấp thu xương;
  • Axit zoledronic (Zometa®) – ức chế tái hấp thu xương;
  • Melphalan (Alkeran®) – tác nhân gây độc cho tế bào.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đa u tủy (u tủy)?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hiểu về tình trạng của mình và biết nên làm thế nào để đối phó với các triệu chứng cũng như các tác dụng phụ của điều trị;
  • Có sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp;
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, cũng như ăn uống, ngủ đủ giấc và tập thể dục. Nếu bạn thấy khó tiêu, hãy thử để chia các bữa ăn của bạn thành các bữa nhỏ hơn;
  • Nếu bạn vẫn đang phải đi làm hoặc đi học trong khi điều trị, bạn nên thảo luận với quản lí hoặc nhà trường để thiết lập mục tiêu thực tế cho chính mình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Multiple Myeloma. http://www.medicinenet.com/multiple_myeloma/article.htm. Ngày truy cập 21/07/2016.

Multiple Myeloma. http://www.cancer.org/cancer/multiplemyeloma/detailedguide/multiple-myeloma-what-is-multiple-myeloma. Ngày truy cập 21/07/2016.

Multiple Myeloma. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/multiple-myeloma/basics/definition/con-20026607. Ngày truy cập 21/07/2016.

Multiple Myeloma. http://www.webmd.com/cancer/multiple-myeloma-symptoms-causes-treatment?page=1#1. Ngày truy cập 21/07/2016.

Learn the Basics About Multiple Myeloma. https://www.themmrf.org/multiple-myeloma/. Ngày truy cập 21/07/2016.

Phiên bản hiện tại

24/11/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: anh.nguyen


Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn nên biết

Người bị ung thư phổi nên kiêng ăn gì và ăn gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/11/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo