backup og meta

Tiểu đường uống cà phê được không? Có hạ đường huyết không?

Tiểu đường uống cà phê được không? Có hạ đường huyết không?

Trong nhiều thập kỷ qua, dù đã có nhiều báo cuộc về mối nguy hại của cà phê với sức khoẻ nhưng đây vẫn là thứ thức uống hấp dẫn nhiều người. Mặt khác một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác dụng tích cực với sức khỏe của cà phê. Vậy người bị tiểu đường uống cà phê được không? Có phải uống cà phê hạ đường huyết? 

Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường uống cà phê được không” cũng như những vấn đề xoay quanh thức uống này với người tiểu đường nhé! 

Có phải uống cà phê hạ đường huyết? 

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 trên 40000 người tham gia cho thấy người uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu khác năm 2014 cũng đã cho thấy người uống cà phê có thể giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 4 năm tới. 

Gần đây vào năm 2022, một nghiên cứu cũng đã cho thấy uống 2 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong sớm, đồng thời giảm nguy cơ mắc phải bệnh Alzheimer.

Những tác dụng tích cực này của cà phê cũng nhờ bởi thành phần polyphenol – một nhóm chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường, ung thư hay các bệnh lý mạn tính khác. Ngoài ra, trong cà phê còn có thành phần magie và crom, magie cũng là chất có khả năng giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

bệnh tiểu đường uống cà phê được không

Người bệnh tiểu đường uống cà phê được không? 

Mặc dù có nhiều tiềm năng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, cafein lại chính là một trong các thành phần có thể làm giảm độ nhạy của insulin, khiến cho glucose không thể đi vào tế bào và tích tụ trong máu, gây tăng đường huyết. Tác dụng chống oxy hoá và kiểm soát đường huyết của polyphenol có thể xem là “bù trừ” cho caffeine. Đối với người trẻ, khỏe mạnh và không bị rối loạn chuyển hoá như tiểu đường thì việc uống 2 tách cà phê 240ml mỗi ngày dường như không ảnh hưởng đến đường huyết. 

Tuy nhiên câu hỏi người bệnh tiểu đường uống cà phê được không thì câu trả lời là nên hạn chế và nếu được thì nên uống loại cà phê khử cafein. Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế cho thêm sữa đặc, đường hay các loại siro tạo ngọt, nhất là loại latte (tức là cà phê nhiều sữa). Bởi các chất tạo ngọt được thêm vào cà phê như món cà phê sữa đậm đặc tại Việt Nam có thể là “thủ phạm” khiến bệnh nhân tiểu đường khó giữ đường huyết ổn định, tăng nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nếu bạn muốn thưởng thức một ly cà phê có sữa hoặc đường thì thỉnh thoảng cũng có thể nhấm nháp một cốc nhỏ để tránh gây tăng đường huyết đột ngột nhé! Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ngọt bằng đường ăn kiêng.

Gợi ý những loại thức uống thay thế được cho cà phê

tiểu đường uống cà phê được không, nên uống gì

Thay vì cà phê, để giải khát mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc lựa chọn các loại thức uống sau đây: 

  • Nước lọc, có thể thêm lá bạc hà, vài lát chanh là thức uống lý tưởng nhất dành cho người bệnh tiểu đường. 
  • Trà, cà phê, sô cô la nóng có thể thêm một ít sữa tươi không đường, ít béo hoặc tách béo. Trà xanh là một loại thức uống giúp bổ sung nhiều chất chống oxy hoá, bảo vệ sức khỏe tim mạch và cũng rất tốt cho người tiểu đường.
  • Các loại trà thảo dược không chứa cafein, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà sen… 
  • Nước ép trái cây nguyên chất (không chứa đường) giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên lưu ý khẩu phần cho bất kỳ loại nước ép nào là 150ml mỗi ngày nhé! 
  • Sữa cùng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên bạn nên chọn loại sữa ít béo hoặc tách béo, không đường hoặc sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường 

Hello Bacsi tin rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi người bệnh tiểu đường uống cà phê được không và những mẹo hữu ích khác khi lựa chọn thức uống cho bệnh nhân tiểu đường nhé! Để kiểm soát tốt đường huyết đòi hỏi người bệnh phải nâng cao ý thức xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện kết hợp với việc dùng thuốc điều độ. Vậy nên đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ trong cuộc sống nhằm giúp quản lý đường huyết hiệu quả hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Coffee and Diabetes – Benefits of Coffee & Effect on Blood Sugar

https://www.diabetes.co.uk/food/coffee-and-diabetes.html

Ngày truy cập 6/7/2023

Cutting coffee could help control diabetes

https://www.diabetes.org.uk/about_us/news_landing_page/2008/cutting-coffee-could-help-control-diabetes

Ngày truy cập 6/7/2023

Coffee consumption, obesity and type 2 diabetes: a mini-review

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27026242/

Ngày truy cập 6/7/2023

Coffee: A Dietary Intervention on Type 2 Diabetes?

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27697076/

Ngày truy cập 6/7/2023

Caffeine: Does it affect blood sugar? – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/expert-answers/blood-sugar/faq-20057941#

Ngày truy cập 6/7/2023

What to drink when you have diabetes

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/what-to-drink-with-diabetes

Ngày truy cập 6/7/2023

Changes in coffee intake and subsequent risk of type 2 diabetes: three large cohorts of US men and women

https://www.hsph.harvard.edu/wp-content/uploads/sites/21/2014/04/Changes-in-coffee-intake-and-subsequent-risk-of-type-2-diabetes_-Bhupathira.pdf

Ngày truy cập 6/7/2023

Phiên bản hiện tại

17/07/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Gợi ý 3 công thức nước ép cho người tiểu đường

Sữa tiểu đường Gluzabet có tốt không? Giá bán bao nhiêu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 17/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo