backup og meta

Chia sẻ

Zalo

Sao chép đường dẫn

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn lo lắng không biết mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề người tiểu đường có ăn được thịt bò không để có được một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đủ chất mà vẫn kiểm soát tốt lượng đường trong máu nhé!

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt bê. 

Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Bệnh nhân có thể ăn nhưng NÊN HẠN CHẾ. Theo một nghiên cứu được thực hiện trong 4 năm, những người ăn thịt đỏ hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 48% so với những người khác. Ngược lại, những người giảm ăn thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu khác cho rằng ăn thịt đỏ trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh mạch vành. Hàng ngày ăn khoảng 50g thịt đỏ đã qua chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên hơn 51%; còn con số này khi ăn 100g thịt tươi là 19%.

Vì sao ăn nhiều thịt bò làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không, vì sao

Thịt đỏ đã qua chế biến nói chung (thịt ướp muối, xông khói, sấy khô hoặc đóng hộp như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, thịt bò tẩm ướp sẵn và thịt hộp) có hại cho sức khỏe của mọi người chứ không chỉ riêng gì bệnh nhân tiểu đường.

Người ta tin rằng các chất bảo quản, chất phụ gia như nitrit, nitrat được thêm vào thịt bò trong quá trình sản xuất có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin) và tăng khả năng kháng insulin.

Hơn thế nữa, phương pháp chế biến thịt cũng làm tăng thêm nguy cơ. Khi được nấu chín dưới nhiệt độ cao (như quay, nướng, chiên), thịt bò sẽ tạo thành các hóa chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng, amin thơm dị vòng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cả ung thư.

Ngoài ra, thịt bò giàu chất béo bão hòa, cholesterol, đạm động vật và sắt. Các nhà khoa học nghi ngờ những chất này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân tại sao thì vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng, nhưng có một số quan điểm cho rằng sự quá tải sắt trong cơ thể đã thúc đẩy đề kháng insulin và làm tăng lượng đường trong máu.

Hiểu rõ bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không để bổ sung đúng cách

bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không, ăn như thế nào

Cơ thể con người cần protein để xây dựng, sửa chữa cấu trúc và tạo ra các enzyme, hormone cho quá trình trao đổi chất. Thịt đỏ cũng là một phần của nhóm thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung.

Đừng quá lo bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Bạn vẫn có thể bổ sung thịt bò trong chế độ ăn nhưng hãy lưu ý rằng:

  • Không ăn quá 350-500g thịt bò đã nấu chín mỗi tuần.
  • Không ăn quá 90g mỗi ngày. Nếu bạn đã tiêu thụ hơn 70g thịt bò trong một ngày, hãy ăn ít hơn hoặc không ăn thịt trong những ngày tiếp theo.
  • Chọn thịt bò tươi thay vì thịt chế biến sẵn.
  • Chỉ dùng thịt bò vào những dịp đặc biệt để tăng thêm hương vị, giảm lượng ăn trong khẩu phần, không dùng thường xuyên như món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày.
  • Chọn những miếng thịt nạc (thăn bò) có ít mỡ và khi chế biến thì hãy loại bỏ càng nhiều mỡ càng tốt.
  • Hãy chế biến thịt bò ở nhiệt độ vừa phải như áp chảo, hấp hoặc nấu canh.

Thay thế thịt bò bằng thực phẩm giàu đạm lành mạnh

bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không, thay bằng gì

Ngoài vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không thì người bệnh cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy lấp đầy một phần tư đĩa thức ăn trong mỗi bữa của bạn bằng các loại thực phẩm giàu chất đạm khác lành mạnh hơn như:

  • Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành có nhiều chất đạm, ít calo và tinh bột.
  • Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà bạn nên bổ sung hàng ngày.
  • Hải sản, bao gồm cá và động vật có vỏ, có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt bò. Hơn nữa, các loại cá béo như cá hồi, cá rô phi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời.
  • Các sản phẩm từ sữa rất giàu protein và là nguồn chất bột đường lành mạnh. Hãy bổ sung sữa và sữa chua ít béo hoặc không béo.
  • Các loại hạt được xem là bữa ăn nhẹ tuyệt vời cho người tiểu đường nhưng nên giới hạn chỉ ăn một nắm hạt hoặc hai thìa bơ từ hạt trong một lần ăn.
  • Thịt gà (đã bỏ da) giàu đạm, ít chất béo xấu hơn thịt đỏ. 

Bệnh nhân tiểu đường nên có 1-2 bữa trong tuần không thịt và thay thế bằng protein từ thực vật như đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phụ và đậu nành. Protein từ thực vật sẽ cung cấp thêm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể mà protein từ động vật không có.

Nếu bạn đang điều trị bệnh tiểu đường, hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều chất xơ từ trái cây và rau quả; đồng thời cắt giảm thịt đỏ và thịt đã qua chế biến cũng như ăn nhạt hơn.

Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không. Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu thông qua chế độ ăn là một trong những “chìa khóa” giúp bệnh nhân sống khỏe hơn với bệnh.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Does Red Meat Cause Diabetes? https://www.nus.edu.sg/uhc/resources/articles/details/does-red-meat-cause-diabetes. Ngày truy cập: 24/05/2023

Does Red Meat Cause Diabetes? https://www.freedomfromdiabetes.org/blog/post/does-red-meat-cause-diabetes/2885. Ngày truy cập: 24/05/2023

DOES PROCESSED MEAT REALLY CAUSE DIABETES. https://www.narayanahealth.org/blog/does-processed-meat-really-cause-diabetes/. Ngày truy cập: 24/05/2023

Red alert: processed and red meat. https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/what-is-a-healthy-balanced-diet/processed-and-red-meat. Ngày truy cập: 24/05/2023

Meat consumption and your risk of diabetes. https://www.canr.msu.edu/news/red_meat_and_your_risk_of_diabetes. Ngày truy cập: 24/05/2023

How Meat Is Cooked May Affect Risk of Type 2 Diabetes. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/2018/03/23/how-meat-is-cooked-may-affect-risk-of-type-2-diabetes/. Ngày truy cập: 24/05/2023

Red Meat. https://www.diabetes.co.uk/food/red-meat.html. Ngày truy cập: 24/05/2023

Meat Consumption as a Risk Factor for Type 2 Diabetes. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3942738/. Ngày truy cập: 24/05/2023

Red meat consumption and risk of type 2 diabetes: 3 cohorts of US adults and an updated meta-analysis. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21831992/. Ngày truy cập: 24/05/2023

Phiên bản hiện tại

01/06/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm

avatar

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 01/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo