Nhiều người khi nghe đến việc tiêm insulin thường lo lắng và e ngại, đặc biệt là những người mới được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Liệu tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không? Khi nào nên bắt đầu tiêm insulin và tiêm như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này nhé!
Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không?
Khác với tiểu đường tuýp 1, không phải tất cả những người mắc tiểu đường tuýp 2 đều cần chích insulin ngay từ đầu. Theo thống kê, chỉ có khoảng 1/4 số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ cần dùng insulin.
Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không? Câu trả lời sẽ là có những trường hợp bạn nên sử dụng insulin như một phần của kế hoạch điều trị, cụ thể như sau:
- Lượng đường trong máu rất cao ngay khi mới chẩn đoán: Nếu lượng đường trong máu của bạn rất cao và có những triệu chứng tăng đường huyết rõ như sụt cân nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều khi mới được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng insulin ngắn hạn để nhanh chóng kiểm soát lượng đường trong máu.
- Khi thuốc khác không hiệu quả: Nếu các loại thuốc uống hoặc thay đổi lối sống không giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bác sĩ có thể đề nghị thêm insulin vào kế hoạch điều trị.
- Trong những thời điểm cụ thể: Có những giai đoạn trong cuộc sống mà bệnh tiểu đường có thể khó kiểm soát hơn, chẳng hạn như khi mang thai, bị bệnh nặng, trước hoặc sau phẫu thuật. Trong những trường hợp này, insulin có thể được sử dụng tạm thời hoặc lâu dài để duy trì mức đường huyết ổn định.
Vì vậy, với câu hỏi “Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không?” thì câu trả lời là có thể cần trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng insulin cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi cần thiết.
Các loại insulin dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 2
Nếu bạn mắc tiểu đường tuýp 2 và cần sử dụng insulin, có một số lựa chọn phổ biến mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn:
- Insulin tác dụng kéo dài hoặc tác dụng trung bình: Đây là loại insulin có tác dụng kiểm soát đường huyết trong thời gian dài, thường được sử dụng một hoặc hai lần một ngày.
- Insulin hỗn hợp: Loại insulin này chứa cả insulin tác dụng trung gian và tác dụng nhanh/ngắn trong cùng một mũi tiêm, giúp kiểm soát đường huyết cả trước và sau bữa ăn.
Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không và việc lựa chọn loại insulin sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ kiểm soát đường huyết hiện tại, lối sống, lịch trình hoạt động và các yếu tố sức khỏe khác. Liều lượng insulin cũng có thể thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bạn.
Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không và nên chích như thế nào?
Trong trường hợp được chỉ định tiêm insulin để điều trị tiểu đường tuýp 2, bạn cần tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi sử dụng insulin:
Thời điểm tiêm:
- Insulin analog tác dụng nhanh được tiêm trước bữa ăn 5-15 phút
- Insulin regular: Tiêm trước ăn từ 30 đến 60 phút
- Insulin tác dụng trung bình, kéo dài được tiêm 1-2 ngày/lần tùy vào chỉ định, không phụ thuộc là trước hay sau bữa ăn
- Insulin hỗn hợp thường tiêm trước ăn, thời gian tùy từng loại insulin được chỉ định, có thể trước ăn 5-30 phút.
Vị trí tiêm:
- Luân phiên vị trí tiêm: Tránh tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí để giảm nguy cơ biến chứng.
- Vị trí tiêm phổ biến: Bụng (hấp thu nhanh nhất), cánh tay (hấp thu vừa phải), đùi (hấp thu chậm), mông (hấp thu chậm).
- Lựa chọn vị trí phù hợp: Tùy vào thể trạng và sự thuận tiện, hãy trao đổi với bác sĩ để chọn vị trí tiêm phù hợp nhất.
Qua bài viết trên đây, Hello Bacsi tin rằng bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không?”. Việc chỉ định có tiêm insulin hay không, tiêm liều lượng bao nhiêu và tiêm vào lúc nào sẽ được bác sĩ điều trị của bạn chỉ định. Hiểu rõ về vai trò và cách dùng insulin trong kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất để phối hợp với bác sĩ điều trị bệnh hiệu quả. Cùng tham gia cộng đồng của Hello Bacsi để tìm hiểu và chia sẻ với nhau những thông tin hữu ích nhé!
[embed-health-tool-bmi]