backup og meta

Máy đo đường huyết Omron có tốt không? Giá bao nhiêu?

Máy đo đường huyết Omron có tốt không? Giá bao nhiêu?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì việc đo đường huyết thường xuyên để chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng thuốc là điều hết sức quan trọng. Trong số thiết bị theo dõi đường huyết tại nhà, máy đo đường huyết Omron được nhiều người lựa chọn bởi cho kết quả nhanh chóng, tiện dụng.

Vậy, máy đo đường huyết Omron có tốt không, nên chọn dòng máy nào và cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Giới thiệu chung về  thương hiệu Omron

Omron Healthcare là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gia đình. Với hơn 83 năm kinh nghiệm, Omron đã phát triển và cung cấp các thiết bị y tế chất lượng cao như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết Omron của Nhật,…và nhiều sản phẩm khác.

Các sản phẩm của Omron được thiết kế với công nghệ tiên tiến, đáng tin cậy và độ chính xác cao. Chúng giúp người dùng tự theo dõi sức khỏe tại nhà một cách dễ dàng và thuận tiện. Đặc biệt, Omron đã nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận từ các tổ chức y tế uy tín và chính phủ.

Hơn thế nữa, Omron Healthcare không chỉ quan tâm đến việc phát triển công nghệ mới mà còn chú trọng đến môi trường. Công ty cam kết sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Với mạng lưới phân phối rộng khắp và các sản phẩm chất lượng cao, Omron đã trở thành một thương hiệu uy tín và được tin dùng trên toàn cầu.

Máy đo đường huyết Omron loại nào tốt? Review 4 loại máy thường dùng

máy đo đường huyết Omron loại nào tốt

Máy đo đường huyết là một thiết bị y tế thông minh được sử dụng để đo lường mức đường huyết trong cơ thể. Đây là một công cụ quan trọng cho những người được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường và cần kiểm soát mức đường huyết của mình.

Máy đo đường huyết hoạt động dựa trên nguyên tắc đo lượng đường trong một mẫu máu nhỏ, thông qua việc sử dụng một que thử và một máy đo kết hợp. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình của máy, chính xác và nhanh chóng. Vậy, máy đo đường huyết Omron có tốt không và loại nào tốt?

1. Máy đo đường huyết Omron HGM-112

máy đo đường huyết omron HGM 112

Máy đo đường huyết Omron HGM-112 mang lại sự tiện lợi, chính xác và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Tốc độ đo nhanh chóng: Cho phép đo lượng đường trong máu chỉ trong vòng 5 giây, giúp tiết kiệm thời gian.
  • Mã hóa tự động: Máy đi kèm với que thử được mã hóa tự động, giúp loại bỏ các lỗi có thể dẫn đến kết quả sai, nhằm cung cấp kết quả chính xác nhất.
  • Lượng mẫu máu nhỏ và không gây đau đớn: Máy sử dụng một lượng máu mẫu nhỏ, chỉ cần 1µL (1 microlit) để đo, thường được lấy từ đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay. Quá trình lấy mẫu máu đơn giản, an toàn, ít gây đau đớn hay khó chịu.
  • Cho phép lưu trữ: Máy lưu trữ lại 1 kết quả của lần đo trước đó, giúp bạn dễ dàng theo dõi sự thay đổi của đường huyết và tình hình sức khỏe của bản thân.
  • Chỉ báo lỗi: Máy phát tín hiệu báo lỗi khi sử dụng que thử quá hạn, bị hỏng hoặc que đã qua sử dụng, bảo đảm kết quả đo được chính xác.
  • Hiển thị giao diện rõ ràng: Máy có màn hình LCD hiển thị rõ ràng, giao diện trực quan, đơn giản giúp bạn dễ sử dụng, cũng như dễ dàng đọc kết quả đo đường huyết.
  • Thời gian sử dụng và nguồn điện dài: Máy sử dụng 1 pin CR2032 làm nguồn điện, có thể dễ dàng thay thế khi cần thiết. Que thử có thời gian sử dụng lên đến 90 ngày kể từ ngày mở nắp hộp.
  • Hệ số quy đổi đơn vị đo: Máy có khả năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo đường huyết, như từ mmol sang mg/dL và ngược lại, để phù hợp với các quy chuẩn và thói quen đo đường huyết ở từng quốc gia.

Giá máy đo đường huyết Omron HGM-112: 1.250.000 VNĐ.

2. Máy đo đường huyết Omron HGM 111

máy đo đường huyết omron HGM 111

Máy đo đường huyết Omron HGM 111 là dòng máy đo đường huyết nâng cấp thêm nhiều tính năng từ dòng máy Omron HGM 112 trước đó. Dòng máy này sở hữu các tính năng nổi bật như:

  • Que thử được mã hóa tự động, giúp loại bỏ các lỗi sai có thể dẫn đến sai kết quả đo.
  • Thời gian đo nhanh chỉ trong vòng 5 giây nhưng vẫn đảm bảo cho kết quả chính xác.
  • Đo với một lượng mẫu máu nhỏ chỉ 0,5 µl được lấy từ đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay.
  • Phạm vi đo rộng từ 10 đến 600 mg/dL (hay 0,6 đến 33,3 mmol/L).
  • Có đèn màn hình giúp người dùng dễ dàng đọc kết quả đo.
  • Có tín hiệu báo lỗi khi sử dụng que thử quá hạn, bị hỏng hoặc que thử đã qua sử dụng.
  • Có thể cài đặt chế độ trước và sau khi ăn.
  • Bộ nhớ lưu được 512 kết quả đo với ngày, giờ đo rõ ràng giúp người dùng theo dõi được mức đường huyết trong thời gian dài.
  • Hỗ trợ tính kết quả đo đường huyết trung bình của 7 ngày, 14 ngày và 30 ngày đo trước đó.
  • Hỗ trợ tải kết quả đo sang máy tính thông qua cổng USB riêng của Omron.
  • Có nắp trượt bỏ que thử sau khi đo.
  • Tuổi thọ của pin cao lên đến 2.000 lần đo tùy theo điều kiện sử dụng thực tế.

Giá máy đo đường huyết Omron HGM 111: 1.360.000 VNĐ.

3. Máy đo đường huyết Omron HEA – 220

Máy đo đường huyết Omron HEA-220 nổi bật trên thị trường với các tính năng như:

  • Tính năng mã hóa tự động giúp loại bỏ các lỗi mã hóa sai, giảm nguy cơ sai kết quả, đảm bảo cho kết quả đo nhanh và chính xác.
  • Thiết kế nhỏ gọn, mỏng nhẹ chỉ khoảng 25g nên dễ mang theo và dễ sử dụng.
  • Tuổi thọ pin dài lên đến 3.000 lần đo tùy theo điều kiện sử dụng thực tế.
  • Bộ nhớ máy cho phép lưu trữ đến 50 kết quả đo cùng thời gian, ngày giờ rõ ràng, giúp bệnh nhân dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe.
  • Thời gian đo nhanh chỉ trong 7 giây, cho kết quả đo chính xác chỉ với một giọt mẫu máu nhỏ khoảng 0,5µl.
  • Đơn vị đo linh hoạt mg/dL hoặc mmol/L.
  • Phạm vi đo từ 10 tới 600 mg/dL hoặc 0,6 tới 33,3 mmol/L.

Giá máy đo đường huyết Omron HEA-220: 1.450.000 VNĐ.

4. Máy đo đường huyết Omron HEA – 221

Máy đo đường huyết Omron HEA-221

Máy đo đường huyết Omron HEA-221 là một thiết bị đo đường huyết với nhiều tính năng nổi bật:

  • Thời gian đo nhanh chóng chỉ mất 7 giây, đảm bảo kết quả đo chính xác đến 99%.
  • Máy sử dụng que thử được mã hóa tự động, không cần phải nhập mã hay cài mã bằng tay, giúp tránh được các rủi ro sai số do lỗi mã hóa sai.
  • Máy sử dụng loại que thử đường huyết HEA-STP20 có thể dùng chung cho tất cả các loại máy đo đường huyết Omron.
  • Lượng mẫu máu cần lấy rất nhỏ chỉ khoảng 0,5 microlit, ít gây cảm giác đau đớn.
  • Màn hình LCD lớn giúp dễ dàng đọc kết quả, phù hợp cho cả người cao tuổi.
  • Hiển thị ngày và thời gian đo, giúp ghi nhận thông tin đo một cách chính xác.
  • Nắp trượt bỏ que thử an toàn, giúp người sử dụng không phải chạm vào que thử mỗi lần khi thay que thử.
  • Bút lấy mẫu máu có thể sử dụng được với tất cả các loại kim khác nhau trên thị trường nên vô cùng tiện lợi.
  • Bộ nhớ của máy có thể lưu trữ được 250 kết quả đo, giúp người dùng dễ dàng theo dõi và kiểm tra kết quả đo trong quá trình điều trị.
  • Tuổi thọ của pin dài với khoảng 2.000 lần đo tùy theo điều kiện sử dụng.
  • Thiết kế nhỏ gọn dễ sử dụng, cho kết quả đo nhanh chóng và chính xác.

Giá máy đo đường huyết Omron HEA-221: 1.650.000 VNĐ.

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết Omron

chuẩn bị đo với máy đo đường huyết Omron

Đo lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết Omron là một quy trình đơn giản và tiện lợi. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả, hãy đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết Omron đi kèm máy. Kế tiếp, bạn chuẩn bị các vật dụng:

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng

  • Máy đo đường huyết Omron
  • Que thử đường huyết
  • Cồn khử trùng
  • Bút lấy máu
  • Kim.

Bước 2: Lấy máu từ đầu ngón tay

  • Rửa tay sạch sẽ và lau khô.
  • Lắp kim lấy máu vào bút lấy máu.
  • Tháo đầu điều chỉnh của bút lấy máu và lắp kim mới vào rãnh một cách chính xác. Hãy đảm bảo rằng kim được cắm chắc chắn sau khi thay thế đầu điều chỉnh.
  • Điều chỉnh độ sâu của kim bằng cách chọn các mức độ (thường đặt ở mức thứ 2) và xoay để đạt độ sâu phù hợp (đặt ở mức nhỏ để tiêm nông, và mức lớn để tiêm sâu).
  • Nhẹ nhàng xoa đầu ngón tay để lấy máu dễ dàng hơn, không nên bóp quá chặt tại nơi lấy máu.
  • Giữ bút lấy máu chắc chắn và vừa khít với đầu ngón tay. Ấn nhẹ đầu nắp bút và bóp nhẹ đầu ngón tay để giúp máu lưu thông.
  • Kéo ống bút lấy máu về phía sau cho đến khi bạn nghe tiếng “cạch”.

Bước 3: Chuẩn bị que thử

  • Lắp que thử vào khe que thử trên máy đo, máy sẽ tự động bật và phát tiếng kêu “bíp”.
  • Màn hình sẽ hiển thị kết quả đo gần nhất, sau đó xuất hiện biểu tượng que thử và giọt máu.

Bước 4: Kiểm tra lượng đường trong máu

  • Chạm giọt máu vào đầu que thử cho đến khi đầu que thử có màu vàng. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau khoảng 5 giây.
  • Đọc kết quả đo.

Bước 5: Rửa tay sau khi lấy máu

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Xả sạch lại bằng nước sạch và lau khô.

Hãy tuân thủ các bước và hướng dẫn sử dụng của máy để có kết quả chính xác và đảm bảo an toàn trong quá trình đo đường huyết.

cách dùng máy đo đường huyết omron

Một số lưu ý trong cách sử dụng máy đo đường huyết Omron:

  • Lắp que thử đúng chiều vào máy đo.
  • Mỗi lần lấy máu nên lấy ở các vị trí khác nhau để tránh gây đau quá mức.
  • Phải thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng kèm theo máy.
  • Nếu trên màn hình hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường gì thì hãy tắt máy thực hiện lại các thao tác như ban đầu.
  • Không sử dụng máy đo đường huyết cho trẻ sơ sinh hay sử dụng ở những môi trường có bức xạ điện từ mạnh bởi có thể gây sai lệch kết quả đo.
  • Nếu máy có lỗi hay phát cảnh báo lỗi thì ngưng sử dụng máy.
  • Nếu bệnh nhân đang ở môi trường có hoá chất, không khí ô nhiễm hay thiếu oxy thì không nên sử dụng máy để đo đường huyết.
  • Chỉ nên sử dụng que thử và các phụ kiện khác cùng hãng với máy đo đường huyết Omron, không nên sử dụng hàng không rõ nguồn gốc hay khác hãng.
  • Khi đang ở môi trường khô hay có chất liệu là các sợi nhân tạo thì không nên sử dụng sản phẩm vì có thể dễ dàng xảy ra hiện tượng phóng điện gây hỏng máy.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Giới thiệu. https://omron-yte.com.vn/gioi-thieu/. Ngày truy cập: 25/07/2023

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết HGM- 111. https://omron-yte.com.vn/huong-dan-su-dung-may-do-duong-huyet-hgm-111/. Ngày truy cập: 25/07/2023

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết HGM – 112. https://omron-yte.com.vn/huong-dan-su-dung-may-do-duong-huyet-hgm-112/. Ngày truy cập: 25/07/2023

Hệ thống đo đường huyết HGM-112. https://www.omronhealthcare-ap.com/vn/product/388-hgm-112. Ngày truy cập: 25/07/2023

Ra mắt máy đo đường huyết cá nhân Omron. https://omron-yte.com.vn/6852-ra-mat-may-do-duong-huyet-ca-nhan-omron/. Ngày truy cập: 25/07/2023

Máy đo đường huyết Omron HEA-220 của Nhật Bản. https://quaythuoc.org/may-do-duong-huyet-omron-hea-220-cua-nhat-ban.html. Ngày truy cập: 25/07/2023

Máy đo đường huyết Omron HEA-221 của Nhật Bản. https://quaythuoc.org/may-do-duong-huyet-omron-hea-221-cua-nhat-ban.html. Ngày truy cập: 25/07/2023

Blood sugar level ranges https://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html#:~:text=Normal%20and%20diabetic%20blood%20sugar%20ranges,dL)%202%20hours%20after%20eating Ngày truy cập: 25/07/2023

Blood sugar testing: Why, when and how https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/blood-sugar/art-20046628 Ngày truy cập: 25/07/2023

Phiên bản hiện tại

25/07/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

GIẢI ĐÁP NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 - Lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường type 2

Máy đo đường huyết tốt nhất 2023: Gợi ý tiêu chí lựa chọn!


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 25/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo