backup og meta

Thuốc bôi ngoài da: Hiểu rõ để dùng đúng!

Thuốc bôi ngoài da: Hiểu rõ để dùng đúng!

Da là một trong những phần lớn nhất trên cơ thể người. Việc sử dụng thuốc bôi ngoài da là một cách tận dụng đường hấp thu lớn này để đưa hoạt chất vào cơ thể hoặc giúp hoạt chất phát huy tác dụng điều trị tại chỗ nhanh chóng. Tuy đã có mặt trong nhiều năm qua nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cách phân biệt và sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da sao cho đúng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Cơ chế tác động của thuốc bôi ngoài da

Nhóm thuốc bôi ngoài da là những loại thuốc được bôi trực tiếp lên da, dưới nhiều dạng bào chế khác nhau, chủ yếu trong đó là dung dịch, kem, thuốc mỡ, thuốc dầu, thuốc hồ, bột… Các thành phần hoạt chất chính trong thuốc bôi ngoài da có thể bao gồm: thuốc kháng sinh, corticosteroid, thuốc chống nấm, thuốc trị ghẻ, thuốc trị eczema,… và retinoids.

Tùy theo dạng hoạt chất và cách bào chế, thành phần tá dược; đặc tính riêng của da… mà thuốc bôi ngoài da thấm nông hay sâu, ít hay nhiều. Không chỉ có tác động tại chỗ, một số thuốc bôi ngoài da còn có thể thấm qua da, vào máu, cho tác dụng toàn thân.

Các loại thuốc bôi ngoài da phổ biến hiện nay

Dựa trên dạng bào chế khác nhau, thuốc bôi ngoài da có thể được phân loại như sau:

Thuốc mỡ, bột nhão và thuốc dầu

thuốc bôi ngoài da

Thuốc mỡ là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất. Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế ngấm sâu vào da, làm mềm da nhưng gây bít tắc, hạn chế bốc hơi nước, gây xung huyết.

Lưu ý: Không dùng thuốc mỡ cho các vùng da tổn thương cấp tính hoặc chảy nước, phù hợp dùng cho tổn thương mãn tính. 

Bột nhão là một dạng thuốc mỡ trong đó các thành phần ở dạng chất rắn không tan chiếm tỷ lệ lớn hơn, khiến cho chúng có thể chất đặc và khó thoa hơn thuốc mỡ. Ví dụ như hồ kẽm.

Thuốc dầu dạng thuốc trong đó dược chất được pha trong nền dầu olive, dầu lạc trung tính, dầu vừng, có thể thêm bột 30 – 40%. Dạng thuốc này làm dịu da nhưng tác dụng không sâu, thường dùng trong tổn thương nông hoặc cấp tính. 

Kem, sữa dưỡng (lotion) và bọt 

các loại thuốc bôi ngoài da

Kem, sữa và bọt là những loại thuốc bôi ngoài da trên cơ sở đều là dạng nhũ tương lỏng, phân tán chất béo và nước vào nhau. Dạng cơ bản được gọi là kem, lỏng hơn được gọi là sữa. Nếu nhũ tương được phân tán nhỏ hơn, xen kẽ không khí thì lúc này được gọi là bọt. Các loại nhũ tương này được phân loại dựa trên hai pha thành phần của chính, bao gồm:

  • Nhũ tương dầu/nước: lỏng hơn nên là những loại kem, sữa, bọt dễ hấp thụ, thường dưỡng để làm dịu da và dưỡng da.
  • Nhũ tương nước/dầu ngược lại chứa nhiều chất béo hơn. Loại thuốc này thường được ứng dụng nhiều hơn trong điều trị các bệnh lý như chàm da, nhờ vào khả năng tạo được một màng bảo vệ và giữ độ ẩm trên da.

Gel, cồn và bột 

thuốc bôi ngoài da

Gel là một loại thuốc có thể chất mềm như kem, gốc nước và không chứa chất béo. Vì thế chúng dễ dàng lan rộng trên da và chứa nhiều thành phần hoạt chất khác nhau. Một trong những ví dụ điển hình của gel là các loại gel giảm đau.

Bột là loại thuốc được rắc lên da với thành phần hoạt chất dạng rắn phối hợp cùng với các loại chất mang như bột talc. Bột có tác dụng làm khô và tạo thành lớp màng bảo vệ da, thường gặp nhất là các loại thuốc bột để điều trị ngứa hoặc kháng nấm.

Cồn thuốc là một loại thuốc bôi ngoài da dạng lỏng. Loại thuốc này thường được điều chế bằng cách hòa tan hoặc pha loãng các loại hoạt chất, thường là các chiết xuất từ dược liệu với dung môi là cồn. Một trong các loại cồn thuốc phổ biến nhất là cồn iod, thường dùng để sát trùng vết thương.

Sữa dưỡng thể dạng lắc (shake lotion) là những loại sản phẩm chăm sóc da là hệ phân tán giữa chất rắn và chất lỏng trong đó chất rắn chiếm tỷ lệ ít nhất 50%. Chúng còn được gọi là hỗn dịch, pha rắn và pha lỏng sẽ tách nhau ra theo thời gian. Do đó, khi dùng bạn cần phải lắc những loại sản phẩm này để tái tạo lại hỗn dịch trước khi sử dụng. Sản phẩm này được ứng dụng nhiều trong điều trị thủy đậu, zona, nhằm làm khô bề mặt các nốt mụn phồng rộp, giúp tổn thương mau lành lại.

Thuốc xịt và miếng dán

Thuốc xịt và miếng dán là những liệu pháp dùng ngoài da khác bên cạnh các loại thuốc bôi ngoài da kể trên. Những loại thuốc này rất thuận tiện khi sử dụng và giúp thuốc được hấp thu đều, không chịu ảnh hưởng của hệ tiêu hóa.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài da

Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, bạn cần chú ý sử dụng đúng hoạt chất điều trị bệnh, giai đoạn của bệnh và vùng da đang được điều trị, thậm chí cần dùng sao cho thích hợp với môi trường sống và tính chất công việc hằng ngày của bạn.

Bên cạnh tác dụng tại chỗ, thuốc bôi ngoài da còn cho tác dụng toàn thân, vì thế cần thật thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi.

Sử dụng các loại thuốc bôi da theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Không nên tự ý tăng tần suất bôi, liều lượng hoặc vùng bôi thuốc. Bởi tăng liều dùng không đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả tác dụng thuốc, giúp bạn nhanh khỏi bệnh mà ngược lại sẽ khiến một số tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong quá trình điều trị với các thuốc bôi da, nên tái khám với bác sĩ thường xuyên và quan sát các biểu hiện bất thường để kịp thời can thiệp, bạn nhé!

Hi vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc bôi ngoài da, để biết cách sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Using medication: Topical medications – InformedHealth.org – NCBI Bookshelf.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361003/#:~:text=Applying%20medication%20to%20the%20skin,specific%20parts%20of%20the%20body.

Ngày truy cập: 6/10/2022

Topical medications for skin conditions

https://dermnetnz.org/topics/topical-medications-for-skin-conditions

Ngày truy cập: 6/10/2022

How to apply topical medications for skin conditions

https://www.sidemast.org/blog/how-to-apply-topical-medications-on-the-skin

Ngày truy cập: 6/10/2022

Thuốc bôi ngoài da – Dùng thế nào cho đúng? – Khám chữa bệnh, phổ biến kiến thức y học – Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội

https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/thuoc-boi-ngoai-da-dung-the-nao-cho-ung-

Ngày truy cập: 6/10/2022

Thuốc bôi ngoài da – Bệnh viện Quân Y 103

http://www.benhvien103.vn/thuoc-boi-ngoai-da/

Ngày truy cập: 6/10/2022

Phiên bản hiện tại

12/10/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Thuốc bôi nhiệt miệng nào tốt? Top 5 loại thuốc được dùng nhiều nhất

Cẩn thận khi cai thuốc bằng miếng dán nicotine


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 12/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo