backup og meta

Tất tần tật thông tin về thuốc Diacerein

Tất tần tật thông tin về thuốc Diacerein

Diacerein là một loại thuốc làm chậm sự phân hủy sụn khớp, đồng thời làm giảm đau và sưng tấy.

Thuốc Diacerein – một loại biệt dược chống viêm và chống thấp khớp trong trường hợp không steroid, có tác dụng rất hiệu quả đối với bệnh lý thoái hóa khớp. Để không phải băn khoăn khi sử dụng loại thuốc này, mời bạn cùng tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về thuốc Diacerein.

Chỉ định

Diacerein chủ yếu được sử dụng để điều trị các tình trạng như viêm xương khớp.

Viêm xương khớp là gì và Diacerein là gì?

Bệnh viêm xương khớp (OA) là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Viêm xương khớp sẽ khiến phần sụn bảo vệ các đầu xương bị vỡ, gây đau và sưng.

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp xương nào. Tuy nhiên, đầu gối, hông và bàn tay là những khớp thường được nghiên cứu nhiều nhất trong các thử nghiệm lâm sàng. Nhìn chung, 10% dân số thế giới từ 60 tuổi trở lên gặp tình trạng đau hoặc thương tật do viêm khớp.

Diacerein là thuốc giảm đau chống viêm mới và cũng là thuốc hạ sốt, được phát triển đặc biệt để điều trị viêm xương khớp.

IL-1 đóng một vai trò cơ bản trong việc phá hủy viêm xương khớp và sụn khớp cũng như thúc đẩy biểu hiện của việc tổng hợp oxit nitric phóng thích, tăng sự sản sinh prostaglandin E2, IL-6, IL-8 trong các tế bào sụn khớp ở người, gây nên thoái hóa khớp. Do đó, Diacerein làm chậm tất cả các triệu chứng bệnh bắt đầu ở viêm xương khớp bằng việc ức chế IL-1.

Cơn đau có thể cải thiện nhiều hơn khi bệnh nhân dùng Diacerein. Chức năng thể chất cũng được cải thiện khi bệnh nhân dùng Diacerein – hoặc giả dược (thuốc giả).

Diacerein làm chậm quá trình thu hẹp khoảng khớp của hông, nhưng không tạo nên sự khác biệt ở khớp gối. Thuốc có thể gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy.

Đa số bệnh nhân cảm thấy hài lòng khi dùng thuốc Diacerein.

Khắc phục cơn đau sau ba đến 36 tháng

Bệnh nhân dùng Diacerein đánh giá cơn đau của họ là 9 điểm trong thang điểm từ 0 (không đau) đến 100 (đau cực độ) sau khi uống thuốc từ ba đến 36 tháng, cải thiện tuyệt đối 9%.

Ngoài ra, bệnh nhân dùng Diacerein đánh giá cơn đau của họ là 34 trên thang điểm từ 0–100 sau khi uống thuốc trong khi những người uống thuốc giả đánh giá mức độ đau của họ là 43 điểm theo thang điểm từ 0–100.

Cải thiện chức năng thể chất sau 2–36 tháng (điểm thấp hơn có nghĩa là chức năng tồi tệ hơn).

Những người dùng Diacerein đánh giá chức năng thể chất của họ thấp hơn 0,30 điểm trên thang điểm từ 0–24 sau khi uống thuốc từ hai đến 36 tháng (cải thiện tuyệt đối 0%).

Những người dùng Diacerein đánh giá chức năng cơ thể của họ là 9,3 trên thang điểm từ 0–24 sau khi uống thuốc so với những người uống thuốc giả và đánh giá chức năng thể chất của họ là 9 điểm trên thang điểm từ 0–24.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc Diacerein trong các tình trạng bệnh nhân quá mẫn cảm với chất anthraquinone, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Các tác dụng phụ

Các dấu hiệu và triệu chứng sau khi dùng quá liều thuốc Diacerein là tiêu chảy.

Nếu các tác dụng phụ trở nên trầm trọng, bệnh nhân cần được điều trị ngay. Các triệu chứng gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ngứa, đau dạ dày và nước tiểu đổi màu.

Diacerein là một phương thuốc khá hiệu quả trong việc điều trị viêm xương khớp. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng đối với các tác dụng phụ của thuốc và báo cho bác sĩ nếu phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc đối với cơ thể nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diacerein. https://www.drugs.com/international/diacerein.html Ngày truy cập 10/06/2017

Diacerein for osteoarthritis.  http://www.cochrane.org/CD005117/MUSKEL_diacerein-for-osteoarthritis Ngày truy cập 07/06/2017

Diacerein. http://www.druginfosys.com/drug.aspx?drugcode=2218&type=1 Ngày truy cập 07/06/2017

Phiên bản hiện tại

18/08/2020

Tác giả: Việt Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Uống thuốc Concor lâu dài có tốt không?

Vắc-xin HPV


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 18/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo