backup og meta

KSol

KSol

Thành phần:

Ksol chứa phức hệ NANO EXTRA XFGC, gồm:

  • Fucoidan sulfate hóa cao
  • Xáo tam phân
  • Panax NotoGinseng (Tam thất)
  • Curcumin (Nghệ vàng)
  • Các thành phần khác: aesoril, avicel, nipagin, nipazol.

Công dụng

Tác dụng của thuốc glyburide

Công dụng của Ksol là gì?

Sản phẩm Ksol giúp:

Những ai có thể dùng Ksol?

Sản phẩm thường được dùng cho:

  • Người muốn giảm nguy cơ mắc ung bướu, tim mạch
  • Người đang hoặc sau quá trình điều trị hóa trị, xạ trị hoặc sau phẫu thật, đang phục hồi thể trạng
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Liều dùng Ksol cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường để giảm nguy cơ ung bướu, tim mạch và tăng cường sức khỏe:

Bạn dùng 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày. Có thể dùng liên tục hoặc theo đợt, mỗi đợt dùng 60 viên, cách nhau tối đa 3 tháng.

Liều thông thường cho người trong hoặc sau khi làm hóa trị, xạ trị, sau khi phẫu thuật và phục hồi sức khỏe:

Bạn dùng 2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.

Liều thông thường cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng:

Bạn dùng 2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.

Liều dùng Ksol cho trẻ em như thế nào?

Hiện vẫn chưa có thông tin về việc sản phẩm này cho trẻ em. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Cách dùng

Bạn nên dùng Ksol như thế nào?

Bạn nên dùng sản phẩm theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn. Uống viên nang cùng với nước lọc, không dùng chung với các loại đồ uống khác (sữa, nước ép, cà phê, nước ngọt có gas…) vì có thể làm thay đổi cách thức hoạt động hoặc giảm tác dụng của sản phẩm.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn cần dùng thường xuyên và quên uống một liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Ksol là gì?

Ksol có thành phần từ thảo dược nên khá an toàn, ít xảy ra tác dụng phụ, bạn có thể sử dụng lâu dài để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe.

Nếu bạn có bất kỳ phản ứng không mong muốn nào hoặc thắc mắc về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng Ksol, bạn nên lưu ý gì?

Không nên dùng Ksol nếu bạn nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên dùng sản phẩm. Thành phần của sản phẩm có thể đi vào nhau thai và sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và trẻ bú sữa mẹ. Nếu có ý định sử dụng, bạn nên thảo luận với bác sĩ về những rủi ro có thể phát sinh.

Tương tác

các thuốc trị tiểu đường

Ksol có thể tương tác với những thuốc nào?

Khi đang sử dụng Ksol, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi dùng các loại thuốc điều trị ung bướu, viêm loét dạ dày, vitamin và thực phẩm chức năng.

Để phòng ngừa tương tác, hãy chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định điều trị phối hợp.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản Ksol như thế nào?

Bạn bảo quản Ksol ở nhiệt độ thông thường, tránh ẩm và ánh sáng. Viên nén được đặt trong bao phim nhằm hạn chế nhiễm khuẩn và hư hại.

Không dùng sản phẩm hết hạn, có dấu hiệu đổi màu, mùi lạ hoặc biến chất.

Dạng bào chế

Ksol có những dạng nào?

Ksol có dạng viên nang cứng.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Goiter. https://www.thyroid.org/goiter/. Ngày truy cập 15/5/2020

Goiter. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12625-goiter. Ngày truy cập 15/5/2020

Goiter. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829. Ngày truy cập 15/5/2020

 

 

 

 

Phiên bản hiện tại

02/07/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

Bướu cổ có mấy loại? Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bướu cổ?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 02/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo