backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tật lê

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tật lê

Tên thông thường: Tật lê

Tên khoa học : Tribulus terrestris

Tìm hiểu chung

Tật lê dùng để làm gì?

Tật lê được sử dụng để điều trị:

  • Các vấn đề về thận, bao gồm sỏi thận, tiểu tiện, rối loạn thận và dùng như thuốc lợi tiểu để tăng tiểu tiện.
  • Rối loạn da, bao gồm chàm (viêm da dị ứng), bệnh vẩy nến và ghẻ
  • Các vấn đề tình dục ở nam, bao gồm rối loạn chức năng cương dương (ED), tự phát tinh dịch mà không có cực khoái (di tinh) và tăng ham muốn tình dục
  • Các vấn đề về tim mạch và hệ thống tuần hoàn bao gồm đau ngực, cao huyết áp, cholesterol cao và “mệt mỏi’ (thiếu máu)
  • Các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm đường ruột đầy hơi, táo bón và đẩy lùi ký sinh đường ruột
  • Đau và sưng (viêm) mô miệng và đau họng
  • Ung thư, đặc biệt là khối u mũi

Phụ nữ sử dụng tật lê để:

  • Tăng lực cơ trước khi sinh
  • Phá thai
  • Kích thích dòng sữa

Một số người sử dụng tật lê để trị bệnh lậu, bệnh gan (viêm gan), viêm, đau khớp, phong, ho, nhức đầu, chóng mặt, hội chứng mệt mỏi mạn tính và tăng cường hoạt động thể thao. Tật lê cũng được sử dụng để kích thích sự thèm ăn và làm tăng cường chất làm se.

Tật lê có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của tật lê là gì?

Tật lê chứa các hóa chất có thể làm tăng một số hormone ở động vật. Tuy nhiên, nó không làm tăng hormone nam (testosterone) ở người.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của tật lê là gì?

Liều dùng của tật lê có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tật lê có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của tật lê là gì?

Tật lê có các dạng bào chế:

  • Viên nang
  • Viên nén
  • Chiết xuất chất lỏng

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tật lê?

Tác dụng phụ khi dùng tật lê có thể bao gồm khó ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn. Có trường hợp bị vấn đề phổi nghiêm trọng liên quan đến việc ăn trái tật lê.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng tật lê bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của tật lê hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
  • Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tật lê nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

    Mức độ an toàn của tật lê như thế nào?

    Tật lê trong thực phẩm bổ sung có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống trong một khoảng thời gian ngắn. Theo các nghiên cứu, tật lê được sử dụng an toàn trong khoảng 8 tuần. Mức an toàn khi sử dụng tật lê trong thời gian dài chưa được rõ.

    Ăn trái tật lê có gai bao phủ có thể không an toàn.

    Phụ nữ mang thai và cho con bú: Dùng tật lê trong thai kỳ có thể không an toàn. Nghiên cứu trên động vật cho thấy tật lê có thể gây hại cho sự phát triển của bào thai. Không đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng tật lê trong thời gian cho con bú. Tốt nhất là bạn không nên sử dụng tật lê nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú.

    Các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt: Nhiều người lo ngại rằng tật lê có thể làm cho tình trạng tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH) hoặc ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng hơn. Theo các nghiên cứu nâng cao, tật lê có thể làm tăng trọng lượng tuyến tiền liệt.

    Bệnh tiểu đường: tật lê có thể làm giảm lượng đường trong máu. Liều thuốc tiểu đường có thể cần phải được điều chỉnh.

    Phẫu thuật: tật lê có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Điều này có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng tật lê ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

    Tương tác

    Tật lê có thể tương tác với những gì?

    Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng tật lê.

    Các sản phẩm có thể tương tác với tật lê bao gồm:

    • Lithium. Tật lê có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu. Dùng tật lê có thể làm cơ thể loại bỏ lithium ít hơn. Điều này có thể làm tăng lượng lithium trong cơ thể và gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tật lê nếu bạn đang dùng lithium. Lúc này, bác sĩ có thể cần thay đổi liều lithium.
    • Thuốc trị bệnh tiểu đường. Tật lê có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Dùng tật lê cùng với thuốc tiểu đường có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn xuống quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải thay đổi. Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®).
    • Thuốc tim và huyết áp, bao gồm thuốc chẹn beta, digoxin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE, nitrat.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo