backup og meta

Marshmallow

Marshmallow

Tên thông thường: Mallow, white mallow, common marshmallow, malvavisco, altea, hatmi, iviscus, ghasul, khitmi, khatmah, usubeni-tati-aoi.

Tên khoa học : Althea officinalis.

Tìm hiểu chung

Marshmallow dùng để làm gì?

Lá marshmallow và gốc được sử dụng giảm đau và sưng (viêm) các niêm mạc màng nhầy đường hô hấp. Chúng cũng được sử dụng điều trị ho khan, viêm dạ dày, tiêu chảy, loét dạ dày, táo bón, viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu.

Đôi khi, người ta sử dụng lá marshmallow và rễ trực tiếp lên da để điều trị áp xe và loét da; viêm, bỏng và các vết thương khác.

Lá marshmallow được sử dụng tại chỗ như là một thuốc đắp điều trị vết côn trùng cắn.

Rễ marshmallow được dùng trên da để trị da bị nứt nẻ cũng như đau và sưng bàn chân, bàn tay do bị lạnh (chilblains).

Marshmallow có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của marshmallow là gì?

Marshmallow tạo thành một lớp bảo vệ trên da và lớp lót ở đường tiêu hóa. Marshmallow cũng chứa các hóa chất có thể làm giảm ho và giúp làm lành vết thương.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của marshmallow là gì?

Liều thông thường dành cho người lớn:

Rễ marshmallow có dạng trà, thuốc rượu hoặc viên nang. Bạn nên uống vài chén trà mỗi ngày, uống 1 ly nước có chứa từ 30-40 giọt rượu mỗi ngày hoặc dùng viên nang có chứa 6g bột rễ mỗi ngày chia thành nhiều liều.

Đối với ho và các bệnh về hô hấp khác:

Bạn dùng 2g rễ marshmallow để có được hiệu quả. Bạn trộn dung dịch với nước lạnh và để yên trong 2 giờ. Sau đó, sử dụng hỗn hợp như nước súc miệng 2 lần trong ngày.

Để sử dụng tại chỗ:

Rễ cây nên được trộn với nước ấm vừa đủ để tạo thành một hỗn hợp dày. Bạn đặt hỗn hợp này lên vải sạch và dùng cho khu vực bị kích thích nếu cần.

Liều dùng của marshmallow có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Marshmallow có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của marshmallow là gì?

Marshmallow có các dạng bào chế:

  • Lá khô có thể được sử dụng trong chiết xuất chất lỏng và thuốc rượu.
  • Rễ marshmallow có sẵn để khô, bóc vỏ hoặc không bốc vỏ trong chiết xuất chất lỏng, thuốc rượu, viên nang, thuốc mỡ, kem và sirô ho.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng marshmallow?

Marshmallow có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống hoặc  dùng trực tiếp trên da. Ở một số người, nó có thể gây ra lượng đường trong máu thấp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng marshmallow bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây marshmallow hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhăc giữa lợi ích của việc sử dụng marshmallow với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của marshmallow như thế nào?

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng marshmallow trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Phẫu thuật

Bạn nên ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Marshmallow có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng marshmallow.

Khi dùng marshmallow với những thuốc sau có thể xảy ra các tương tác:

  • Lithium
  • Thuốc trị tiểu đường. Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®).
  • Thuốc uống tương tác với marshmallow.

Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn bị bệnh tiểu đường vì marshmallow có thể cản trở khả năng cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra lượng đường trong máu cẩn thận để tránh lượng đường trong máu quá thấp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Marshmallow. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-774-marshmallow.aspx?activeingredientid=774&. Ngày truy cập 21/11/2016

Marshmallow. http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/marshmallow. Ngày truy cập 21/11/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo