backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Địa liền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 26/02/2020

Địa liền

Tên thường gọi: Địa liền

Tên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khương

Tên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Tổng quan về dược liệu địa liền

Tìm hiểu chung về địa liền

Địa liền là cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng, mọc nối tiếp nhau, có nhiều vân ngang.

Lá hình trứng gần tròn, xòe rộng sát mặt đất, gốc thuôn hẹp thành một cuống ngắn rộng có rãnh. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới hơi có lông mịn, mép mỏng màu đỏ, hai mặt có nhiều chấm hình vòng.

Cụm hoa không cuống, nằm ẩn trong bẹ lá, có khoảng 6–12 hoa xếp thành bánh xe, màu trắng có đốm tím ở giữa.

Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nóng.

Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–7.

Địa liền là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn. Hàng năm, cây mọc lá non vào tháng 4–5, sinh trưởng nhanh trong mùa hè và sau đó ra hoa. Hoa nở mỗi ngày vào lúc sáng sớm rồi tàn lúc 10 giờ. Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông.

Địa liền có khả năng đẻ nhánh khỏe. Từ một củ con (mẩu thân rễ) sau một năm đã tạo thành khóm lớn.

Bộ phận dùng của địa liền

Người ta thường sử dụng thân rễ để làm thuốc, thu hái vào mùa đông xuân. Sau khi đem về, rửa sạch, phơi khô. Lưu ý, không được sấy bằng than.

Thành phần hóa học trong địa liền

Thân rễ địa liền khô chứa khoảng 2,4–3,9% tinh dầu. Thành phần chủ yếu là axit p-methoxycinamic, ethyl cinamat và p-methoxy ethylcinamat.

Ngoài ra, thân rễ còn có các hợp chất n-pentadecan, A3-caren, camphen, O-methoxy ethylcinamat, borneol, aldehyd cinamic, cineol, kaempferol, kaempferid…

Tác dụng, công dụng của địa liền

Dược liệu địa liền có những công dụng gì?

Tiến hành nghiên cứu về tác dụng dược lý của địa liền cho thấy các tác dụng như:

  • Giảm đau
  • Chống viêm
  • Hạ sốt
  • Độc tế bào với tế bào carcinom cổ tử cung và diệt amip
  • Diệt dòi, bọ
  • Làm ra mồ hôi, gây hưng phấn, giải co thắt

Theo tài liệu cổ, cây thuốc này có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh tâm, tỳ, vị. Vị thuốc có tác dụng ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực, bạt khí độc.

Theo kinh nghiệm nhân dân, địa liền được dùng chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, thuốc kiện vị, giúp tiêu hóa, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.

Dùng rượu ngâm địa liền riêng lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như huyết giác, thiên niên kiện, đại hồi, quế chi, long não để xoa bóp, chữa đau nhức, tê phù hoặc ngậm chữa đau nhức răng (không được uống).

Ngoài ra, tinh dầu địa liền còn dùng chế nước hoa, mỹ phẩm, làm vị điều hương trong thực phẩm. Bột địa liền có tác dụng bảo vệ quần áo, chống nhậy cắn.

Ở Philippines, nước sắc địa liền chữa ăn uống khó tiêu, sốt rét. Lá giã nát hơ nóng, đắp chữa tê thấp.

Ở Malaysia, thân rễ địa liền được dùng chữa tăng huyết áp, lở loét, hen suyễn. Lá và thân rễ nhai, ngậm chữa ho và đau họng. Thân rễ dùng riêng chữa cảm lạnh.

Liều dùng của địa liền

Liều dùng thông thường của địa liền là bao nhiêu?

Có thể dùng 3–6g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay thuốc hãm.

Một số bài thuốc có địa liền

Địa liền được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh

Địa liền 2g, quế chi 1g. Hai vị này đem tán nhỏ thành bột mịn, trộn đều, chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa ngực bụng lạnh đau

Địa liền, đinh hương, đương quy, cam thảo mỗi vị lượng bằng nhau. Tất cả đem tán nhỏ thành bột, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên.

Lưu ý, thận trọng khi dùng địa liền

Khi dùng địa liền, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng địa liền một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của địa liền

Lưu ý, người dâm hư, vị có hỏa uất, thiếu máu không nên uống nước sắc điịa liền.

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng dược liệu này trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ thảo dược nào.

Tương tác có thể xảy ra với địa liền

Địa liền có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 26/02/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo