backup og meta

Cúc la mã

Cúc la mã

Tên gốc: Cúc la mã

Tên khoa học: Matricaria chamomilla

Tìm hiểu chung

Cúc la mã dùng để làm gì?

Cúc la mã là một loại thuốc an toàn và đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau để chữa các bệnh dạ dày và dùng làm thuốc an thần nhẹ. Một số nghiên cứu đã kết hợp tác dụng của hoa cúc với một số loại thảo dược khác, kết quả các cuộc xét nghiệm cho thấy hoa cúc có nhiều ích lợi. Tuy nhiên, vì dùng kết hợp với nhau, khó có thể nói kết quả đó là nhờ loại thảo dược nào.

Việc kết hợp hoa cúc với thảo dược khác có tác dụng làm giảm khó chịu dạ dày, ợ nóng, buồn nôn và nôn mửa. Cách kết hợp thuốc này có thể dùng cho trẻ em.

Nước súc miệng có hoa cúc có thể làm giảm đau miệng gây ra do điều trị ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hoa cúc có thể giúp làm giảm triệu chứng một số bệnh khác, như bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh trĩ, lo lắng và mất ngủ. Khi sử dụng trên da, hoa cúc có thể giúp kích thích lành da và làm lành vết thương. Một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng nó có thể có hiệu quả như kem hydrocortisone cho bệnh chàm.

Cơ chế hoạt động của cúc la mã là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một trong những thành phần flavonoid trong hoa cúc, gọi là apigenin, có chức năng an thần. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng hai chất flavonoid có trong hoa cúc là glucoside và chamaemeloside có thể hạ đường huyết.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cúc la mã là gì?

Tùy thuộc vào dạng bào chế của thuốc hoa cúc mà bạn đang sử dụng, liều lượng của thuốc là khác nhau. Liều dùng của cúc la mã có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cúc la mã có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cúc la mã là gì?

Cúc la mã có những dạng bào chế như:

  • Viên nang
  • Kem
  • Chiết xuất chất lỏng
  • Lotion
  • Dầu gội và điều hòa
  • Trà
  • Rượu thuốc
  • Thành phần dùng trong các loại mỹ phẩm.

Cách sử dụng

Cúc la mã dùng được dùng nhiều nhất dưới dạng tinh dầu và trà, dưới đây là một số cách sử dụng mà bạn có thể tham khảo:

Trà hoa cúc la mã

Giảm đau thắt dạ dày

Trong hoa cúc la mã có khả năng làm dịu tình trạng khó chịu của dạ dày do đặc tính kháng viêm hiệu quả. Vì thế. bạn hãy nhâm nhi 1-2 tách trà hoa cúc la mã vào buổi sáng và buổi tối để chống lại tình trạng đau thắt.

Giảm hội chứng ruột kích thích

Trà cúc la mã không những thơm ngon mà có thể giúp bạn làm giảm cảm giác buồn nôn, quặn ruột, đau bụng do virus gây ra.

Hỗ trợ giấc ngủ

Một trong những tác dụng phổ biến nhất của hoa cúc la mã nói chung và trà cúc la mã nói riếng chính là khả năng hỗ trợ giấc ngủ. Một tách trà hoa cúc vào buổi đêm sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Trà cúc la mã đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ tình trạng của bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng đều đặn hàng ngày. Các tinh chất trong sẽ hạn chế việc chỉ số đường huyết quá cao và ngăn ngừa biến chứng.

Tinh dầu cúc la mã

Thư giãn

Để làm giảm căng thẳng cho trí óc và dây thần kinh vận động sau 1 ngày dài, bạn hãy nhỏ từ 5-6 giọt tinh dầu cúc la mã vào bồn và thư giãn trong vòng 15 phút.

Thải độc cho da

Hãy làm hỗn hợp giữa tinh dầu cúc la mã, hoa oải hương và hoa hồng theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó lấy 1 chậu nước nhỏ, bỏ tinh dầu vào rồi trùm lại. Cuối cùng rửa mặt bằng nước ấm.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của cúc la mã

Cúc la mã có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây cảm giác nóng trên mặt và mắt;
  • Buồn ngủ và nôn mửa khi dùng với liều lượng lớn;
  • Gây mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cúc la mã bạn nên biết những gì?

Lưu trữ hoa cúc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Hoa cúc có chứa một lượng nhỏ coumarin, vì vậy nó có thể làm loãng máu khi dùng ở liều lượng cao trong thời gian kéo dài.

Ngừng sử dụng hoa cúc hai tuần trước khi phẫu thuật vì hoa cúc có thể tương tác với các thuốc gây mê.

Những quy định cho cúc la mã ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cúc la mã nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cúc la mã như thế nào?

Không sử dụng hoa cúc với phụ nữ mang thai vì có thể gây sẩy thai.

Cúc la mã có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể phản ứng với những thuốc bạn đang dùng hay ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hiện tại chẳng hạn như:

  • Giảm hiệu quả của thuốc tránh thai và làm giảm tác dụng của thuốc estrogen.
  • Thay đổi chức năng các thuốc trị bệnh gan và thuốc an thần.
  • Hoa cúc và warfarin (Coumadin) đều có thể làm chậm quá trình đông máu quá nhiều, dẫn đến bầm tím và chảy máu.
  • Làm tăng tác dụng của rượu.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 158

Vitamins and Supplements Lifestyle Guide. http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/lifestyle-guide-11/supplement-guide-chamomile. Ngày truy cập 27/11/2015

Chamomile. http://www.drugs.com/cdi/chamomile.html. Ngày truy cập 27/11/2015

German chamomile. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-951-german%20chamomile.aspx?activeingredientid=951&activeingredientname=german%20chamomile. Ngày truy cập 27/11/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Xương rồng lê gai

Tác dụng của cây bồ công anh: "Thần dược" trong loài cây mọc dại


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo