backup og meta

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương

Tên thông thường: Cỏ xạ hương

Tên khoa học : Thymus vulgaris L.

Tìm hiểu chung

Thông tin dinh dưỡng của cỏ xạ hương

cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương dùng để làm gì?

Cỏ xạ hương được dùng để điều trị viêm phế quản, ho gà, đau họng, đau bụng, viêm khớp, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, đái dầm, chứng khó tiêu, đầy hơi, nhiễm ký sinh trùng giun tròn và rối loạn da. Cỏ xạ hương cũng được sử dụng để tăng lưu lượng nước tiểu (như thuốc lợi tiểu), để khử trùng nước tiểu và như một chất kích thích thèm ăn.

Một số người dùng cỏ xạ hương trực tiếp lên da để điều trị viêm thanh quản, viêm amiđan, đau miệng và hôi miệng.

Dầu cỏ xạ hương được sử dụng làm chất diệt vi trùng trong nước súc miệng và dầu xoa bóp. Dầu cỏ xạ hương cũng được áp dụng cho da đầu để điều trị chứng hói đầu và dùng ở tai để chống lại sự nhiễm khuẩn và nấm.

Thymol, một trong những chất hoá học trong cây cỏ xạ hương, được sử dụng với chlorhexidine như một chất nha khoa để ngăn ngừa sâu răng.

Trong thực phẩm, cỏ xạ hương được sử dụng như một chất tạo hương vị.

Trong sản xuất, dầu xạ hương đỏ được sử dụng trong nước hoa, ngoài ra cũng được sử dụng trong xà bông, mỹ phẩm, và kem đánh răng.

Cỏ xạ hương có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cỏ xạ hương là gì?

Cỏ xạ hương có chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn và nấm và các kích thích nhỏ, cũng có thể làm giảm co thắt cơ trơn, chẳng hạn như ho. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cỏ xạ hương là gì?

Cỏ xạ hương có thể mamg lại tác dụng khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.  Cỏ xạ hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cỏ xạ hương là gì?

Cỏ xạ hương có các dạng bào chế:

  • Lá khô
  • Thuốc rượu
  • Chiết xuất dạng lỏng

Tác dụng

Cỏ xạ hương có khá nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp của người sử dụng, chẳng hạn như

Xua đuổi muỗi vẵn

Muỗi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á. .Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Chungbuk ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng sự kết hợp giữa tinh dầu cỏ xạ hương, tinh dầu tràl có hiệu quả trong việc tiêu diệt ấu trùng muỗi vằn.

Giảm ho

Tinh dầu xạ hương chiết xuất từ lá thường được sử dụng như một phương thuốc giảm ho tự nhiên. Trong một nghiên cứu, trà cỏ xạ hương kết hợp cùng lá thường xuân giúp giảm bớt ho và các triệu chứng khác của viêm phế quản cấp tính.

Tăng sức đề kháng

Nhiệm vụ hấp thu đủ vitamin và khoáng chất đầy đủ mỗi ngày có thể khó khăn. May mắn thay, nếu có cỏ xạ hương, bạn hãy tận dụng loại thảo mộc này bởi nó chứa vitamin C và dồi dào vitamin A. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn cung cấp chất xơ, chất sắt…

Khử trùng

Mốc là một nguyên tố gây ô nhiễm không khí phổ biến và luôn có khả năng nguy hiểm có thể ẩn nấp trong nhà của bạn. Do vậy, hãy thực hiện các bước cần thiết để loại chúng bằng dầu xạ hương.

Hạ huyết áp

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Belgrade, Serbia, phát hiện ra rằng chiết xuất từ cỏ xạ hương tự nhiên làm giảm huyết áp trong các thử nghiệm trên chuột. Chuột phản ứng tăng huyết áp theo cách tương tự với con người, vì vậy những phát hiện này có thể có tác động lớn đến quá trình điều trị bệnh.Tuy nhiên, cần có nhiều thí nghiệm hơn nhằm có kết luận chính xác nhất.

Nhiễm trùng do vi khuẩn trong thực phẩm

Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu động vật và vật nuôi tại Bồ Đào Nha, đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các loại tinh dầu chiết xuất từ một loạt các cây thơm, bao gồm cả xạ hương. Họ báo cáo rằng dầu xạ hương ở nồng độ thấp có khả năng trở thành một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và chống lại một số vi khuẩn phổ biến gây bệnh cho con người.

Kéo dài sự ổn định của dầu ăn

Hiện tượng oxy hóa lipid là một vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Nó có thể làm cho thực phẩm mất chất lượng, ổn định, an toàn và mất đi giá trị dinh dưỡng. Các nhà khoa học từ Warsaw, Ba Lan, đã kiểm tra xem chiết xuất dầu xạ hương có thể kéo dài sự ổn định của dầu hướng dương và cho ra được nhiều kết quả khả quan.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cỏ xạ hương?

Cỏ xạ hương an toàn khi tiêu thụ với lượng có trong thức ăn bình thường. Cỏ xạ hương có thể an toàn khi dùng với lượng có trong thuốc trong một khoảng thời gian ngắn. Cỏ xạ hương có thể gây tác dụng phụ như rối loan tiêu hóa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cỏ xạ hương bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây cỏ xạ hương hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cỏ xạ hương với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cỏ xạ hương như thế nào?

Trẻ em: Cỏ xạ hương an toàn khi trẻ em tiêu thụ với lượng thức ăn bình thường. Cỏ xạ hương an toàn khi dùng làm thuốc trong một khoảng thời gian ngắn. Không có đủ thông tin để biết liệu dầu cỏ xạ hương  có an toàn cho trẻ khi được bôi lên da hay uống.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Cỏ xạ hương an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi tiêu thụ trong lượng thức ăn bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ không biết liệu có an toàn để sử dụng cỏ xạ hương với số lượng lớn hơn hay không, nên hãy dùng đủ lượng thực phẩm nếu bạn mang thai hoặc cho con bú.

Dị ứng với oregano và các cây tương tự: Những người bị dị ứng với oregano hoặc các loài khác thuộc họ Lamiaceae cũng có thể bị dị ứng với cỏ xạ hương.

Rối loạn xuất huyết: cỏ xạ hương có thể làm chậm đông máu. Dùng cỏ xạ hương có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu dùng với lượng lớn.

Các điều kiện nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung: Cỏ xạ hương  có thể hoạt động giống như estrogen trong cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với estrogen, không sử dụng cỏ xạ hương.

Phẫu thuật: cỏ xạ hương có thể làm chậm đông máu, do đó có một số lo ngại rằng nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng cỏ xạ hương ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Cỏ xạ hương có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cỏ xạ hương.

Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống tiểu cầu) tương tác với cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có thể làm chậm máu đông. Dùng cỏ xạ hương cùng với thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những thuốc khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những thuốc khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và những thuốc khác.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thyme. https://www.drugs.com/npp/thyme.html . Ngày truy cập 23/03/2017

Thyme http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-823-thyme.aspx?activeingredientid=823&activeingredientname=thyme  . Ngày truy cập 23/03/2017

What are the benefits of thyme? https://www.medicalnewstoday.com/articles/266016.php ngày truy cập 30/10/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý

Cây sen: Bài thuốc quý giúp bạn luôn khỏe đẹp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo