backup og meta

Cây cà rốt dại

Cây cà rốt dại

Tên thông thường: cây cà rốt dại, Beesnest Plant, Bird’s Nest Root, Carotte Commune, Carotte Sauvage, Daucus, Daucus carota, Garijara, Nan He Shi, Nid d’Oiseau, Queen Anne’s Lace, Shikha-Mula, Zanahoria Silvestre

Tên khoa học: Daucus carota

 

Tác dụng

Cây cà rốt dại dùng để làm gì?

Cây cà rốt dại có các bộ phận (trừ rễ) dùng làm thuốc. Thông thường, cây cà rốt dại được sử dụng trong các trường hợp điều trị bệnh về đường tiết niệu, bao gồm sỏi thận, bàng quang, phù, tăng axit uric trong nước tiểu, gút và đau khớp do tăng axit uric.

Dầu của hạt cây cà rốt dại dùng để điều trị tiêu chảy cấp nặng, khó tiêu và đầy hơi.

Phụ nữ dùng cây cà rốt dại để giảm đau tử cung và đau bụng kinh.

Cây cà rốt dại cũng thường được dùng trong điều trị bệnh tim mạch, ung thư, bệnh thận và nhiễm giun. Cây cà rốt dại có thể được dùng như thuốc kích thích thần kinh và thuốc kích dục.

Cây cà rốt dại có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây cà rốt dại là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây cà rốt dại. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cây cà rốt dại có thể có tác động lên một số cơ quan như mạch máu, cơ, tim. Tuy nhiên, cơ chế và tác dụng cụ thể thì chưa rõ.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây cà rốt dại là gì?

Liều dùng của cây cà rốt dại có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây cà rốt dại là gì?

Cây cà rốt dại được bào chế dưới dạng:

  • Trà;
  • Cồn thuốc;
  • Dịch chiết lỏng.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây cà rốt dại?

Khi dùng dầu cây cà rốt dại với liều cao, bạn có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương thận và các vấn đề thần kinh. Ngoài ra, cây cà rốt dại có thể gây phát ban, mề đay và tăng nguy cơ da bị cháy nắng khi bạn đi dưới thời tiết nắng nóng.

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây cà rốt dại, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây cà rốt dại với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây cà rốt dại như thế nào?

Phụ nữ đang mang thai không nên dùng cà rốt dại. Hạt, dầu hạt và các bộ phận mọc trên mặt đất của cây cà rốt dại có thể gây co thắt tử cung dẫn đến xuất huyết, sảy thai.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây cà rốt dại trong thời kỳ cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Cây cà rốt dại có thể tương tác với những yếu tố nào?

Những thuốc có thể tương tác với cây cà rốt dại bao gồm:

  • Estrogens: khi bạn dùng cây cà rốt dại cùng lúc với các thuốc chứa estrogen, tác dụng của thuốc chứa estrogen có thể sẽ bị giảm. Các thuốc estrogen bao gồm estrogen liên hợp, chiết xuất từ nước tiểu ngựa (Premarin®), ethinyl estradiol, estradiol và các estrogen khác;
  • Lithium: khi bạn dùng cây cà rốt dại cùng với lithium, khả năng đào thải lithium của cơ thể có thể bị giảm, dẫn đến tăng lượng lithium trong máu và gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng;   
  • Thuốc trị tăng huyết áp: khi bạn dùng một lượng lớn cây cà rốt dại cùng lúc với các thuốc trị tăng huyết áp, tác dụng hạ áp của các thuốc này có thể bị giảm. Các thuốc điều trị tăng huyết áp gồm captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), losartan (Cozaar®), valsartan (Diovan®), diltiazem (Cardizem®), amlodipine (Norvasc®), hydrochlorothiazide (HydroDiuril®), furosemide (Lasix®) và một số thuốc điều trị tăng huyết áp khác;
  • Thuốc làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời: khi bạn dùng cây cà rốt dại với các thuốc làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, bạn sẽ có nguy cơ cao bị cháy nắng, phát ban, rộp da. Các thuốc làm tăng tính nhạy cảm của các da với ánh nắng mặt trời bao gồm amitriptyline (Elavil®), ciprofloxacin (Cipro®), norfloxacin (Noroxin®), lomefloxacin (Maxaquin®), ofloxacin (Floxin®), levofloxacin (Levaquin®), sparfloxacin (Zagam®), gatifloxacin (Tequin), moxifloxacin (Avelox®), trimethoprim/sulfamethoxazole (Septra®), tetracycline, methoxsalen (8-methoxypsoralen®, 8-MOP®, oxsoralen®) và trioxsalen (Trisoralen®).

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Carrot, Wild Daucus carota L. https://www.anniesremedy.com/daucus-carota-carrot-wild.php . Ngày truy cập 21/12/2016

Wild carrot. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-887-wild%20carrot.aspx?activeingredientid=887&activeingredientname=wild%20carrot . Ngày truy cập 21/12/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Thùy Trang Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thùy Trang Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo