backup og meta

Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

Vấp ngã và tái nghiện thuốc lá là những điều chẳng ai mong muốn. Chúng vẫn diễn ra và quả thật, rất nhiều người trước khi dứt được cơn thèm thuốc đã thất bại rất nhiều lần.

Sau giai đoạn 6, bạn rất dễ mắc sai lầm nhưng hãy tự hỏi bản thân, bỏ cuộc quá sớm trong lần cai đầu tiên có phải là sự lựa chọn đúng hay không? Hãy sửa chữa những vấp ngã ban đầu bằng quyết tâm cao hơn, nỗ lực mạnh hơn, học từ thất bại và rồi bạn sẽ làm được.

Vấp ngã có phải là thất bại?

Sự khác biệt giữa trượt ngã và tái nghiện chính là, vấp ngã là lỗi lầm có thể nhanh chóng sửa chữa được; còn tái nghiện là trở lại hút thuốc lá. Nhiều người hay lấy cú ngã như một cái cớ để quay trở lại hút thuốc, nhưng có người lại xem nó như một cam kết và ngày càng tránh xa thuốc lá. Thậm chí nếu bạn đã tái hút thuốc trở lại, hãy cố gắng đừng quá nản lòng hoặc căm ghét bản thân. Kể cả khi thất bại, bạn hãy nhớ rằng đây chỉ là tạm thời mà thôi. Hãy tận dụng bài học này, tìm ra nguyên nhân vì sao bạn quay lại với thuốc lá và quyết tâm càng cao hơn trong lần bỏ tiếp theo.

Dưới đây là một số câu hỏi hữu ích để bạn tự suy xét chính mình:

  • Hoàn cảnh nào đã dẫn đến việc bạn vấp ngã trong lúc bỏ hút thuốc và điều đó có thể xảy ra lại không?
  • Những cách nào vượt qua các tình huống đó trong lần tới? Nếu không chắc về các cách của mình, sao không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hay người thân?
  • Bạn đã cố gắng hết mình chưa? Bạn đã thực sự đặt hết ý chí vào việc bỏ thuốc lá chưa? Sức mạnh ý chí có thể được tăng cường. Tìm hiểu thêm về sức mạnh ý chí.
  • Nếu sử dụng liệu pháp thay thế nicotine (NRT) hoặc một dược phẩm bỏ hút thuốc được kê toa, bạn đã dùng đúng cách chưa? Thuốc cần phải được sử dụng theo chỉ dẫn để đạt được lợi ích tốt nhất.
  • Bạn có đang mất đi động lực và tự tin không? Có phải điều đó là ảnh hưởng đến kế hoạch bỏ thuốc lá không? Mất đi sự tự tin trong quá trình bỏ thuốc là bình thường và sẽ dễ hiểu nếu bạn vấp ngã hoặc tái hút trở lại.

Càng tìm hiểu nhiều về quá trình bỏ thuốc lá, bạn càng hiểu rằng quyết tâm nỗ lực quyết định rất nhiều trong việc bỏ thuốc, đặc biệt không để tái nghiện, chính vì vậy bạn cần một quyết tâm, nổ lực mạnh mẽ để thành công trong giai đoạn cuối cùng của hành trình này.

Phải làm gì nếu bạn tái nghiện?

Nếu bạn đã hút một điếu thuốc hoặc nhiều hơn, bạn sẽ có suy nghĩ rằng mình đã nghiện thuốc và sẽ không thể nào từ bỏ thuốc lá được. Để có thể thực hiện thành công việc cai thuốc lá và tránh tái hút, bạn phải ngừng hút thuốc ngay bây giờ. Hãy chuẩn bị kĩ càng và bắt đầu thực hiên mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.

Dưới đây là một vài ý kiến bạn có thể tham khảo:

1. Hãy viết ra một danh sách các lý do để bỏ thuốc

Nếu bạn đã làm điều này từ trước, hãy lấy danh sách ra, đọc lại và bổ sung thêm vài lí do cần thiết. Luôn mang theo danh sách ấy bên mình và bạn có thể lấy ra xem khi cảm thấy lung lay trước ý định bỏ thuốc lá. Hãy tập trung vào chúng sẽ tiếp thêm cho bạn động lực cai thuốc.

2. Tự giáo dục chính mình

Hãy đọc tất cả những thông tin về tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của bạn. Những nguy hiểm mà người nghiện thuốc phải đối mặt. Đó là một cách tuyệt vời để tăng quyết tâm cho bản thân.

3. Hãy tập ngưng hút thuốc từng ngày

Đừng lo lắng về việc bạn từng thất bại; và đừng lo lắng về việc sẽ nghiện thuốc trở lại. Chỉ cần nghĩ về ngày hôm nay, và làm tốt nhất có thể. Từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay là tất cả những gì bạn cần làm. Bạn không cần bỏ thuốc lá ngay lập tức, hãy hạn chế hút từng ngày và bạn sẽ thấy việc bỏ thuốc trở nên dễ dàng hơn.

4. Chấp nhận sai lầm của bản thân

Chúng ta đều là con người và luôn có những sai lầm. Bạn đã từng không thể vượt qua cơn nghiện thuốc, nhưng không có nghĩa là bạn hoàn toàn thất bại. Hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm và khắc phục chúng để tránh các vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai.

5. Hãy kiên nhẫn và đối xử tốt với bản thân

Thư giãn và bắt đầu bỏ thuốc khi bạn đã thực sự sẵn sàng. Dần dần, những điều tồi tệ sẽ biến mất và nhường chỗ lại cho những điều tốt đẹp. Đừng quá khắt khe với bản thân và đừng mong đợi sẽ nhanh chóng có kết quả. Trong mọi cuộc đua, chậm và chắc luôn giành phần thắng. Cuộc đua này sẽ mang lại cho bạn giải thưởng xứng đáng với những gì bạn đã cố gắng: sức khỏe được cải thiện, luôn tự tin và căng tràn sức sống.

6. Tìm lại sở thích

Để tránh bản thân bạn quá nhàn rỗi mà nhớ đến điếu thuốc lá, hãy quay lại với sở thích trước kia hoặc tìm sở thích thú vị khác mà bây giờ bạn có thời gian và tiền bạc để thực hiện. Ví dụ, bạn có thể học chơi một nhạc cụ, một ngôn ngữ mới, tham gia các lớp nghệ thuật, tham gia một khóa học kỹ năng mềm, viết blog, tìm hiểu lịch sử, tập chơi một môn thể thao mới,…  Mục đích của việc tìm niềm vui mới là vừa khiến cơ thể bạn bận rộn vừa giúp bạn thư giãn. Do đó, hãy làm điều bạn thực sự thích thú chứ đừng gượng ép bản thân.

7. Đừng tự tạo áp lực

Đừng quên rằng, dù bạn đã đi được rất xa trong chặng đường bỏ thuốc lá nhưng cơ thể bạn cũng cần thời gian để thoải mái hơn và làm quen với những biểu hiện mới của một người không hút thuốc. Vì thế, đừng gây quá nhiều áp lực lên bản thân.

Hãy luôn tự nhủ “Tôi bây giờ là một người không hút thuốc và tôi tự hào về bản thân mình”. Chúc mừng bạn đã kiên trì đi đến đích hành trình 7 giai đoạn cai thuốc lá hiệu quả.

Cùng nhìn lại hành trình bạn đã vượt qua nhé:

Giai đoạn 1: Quyết tâm cai thuốc lá

Giai đoạn 2: Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá

Giai đoạn 3: Vượt qua cám dỗ trong quá trình cai thuốc

Giai đoạn 4: Quản lý thói quen thường ngày khi cai thuốc lá

Giai đoạn 5: Đối phó với căng thẳng khi cai thuốc lá

Giai đoạn 6: Cai thuốc lá thành công – Tự thưởng thôi!

Giai đoạn 7: Không để bản thân tái nghiện thuốc lá

Cuối cùng, chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống mới như một người không hút thuốc.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Managing day to day stress. http://quit.org.au/staying-quit/managing-stress/managing-day-to-day-stress. Ngày truy cập 31/05/2015

Smoke free. http://smokefree.gov/. Ngày truy cập 31/05/2015

Quit smoking. http://www.cdc.gov/tobacco/quit_smoking/index.htm. Ngày truy cập 31/05/2015

Phiên bản hiện tại

10/08/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Cách xử lý khi bị ong đốt để tránh bị sưng và hết đau nhức


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo