backup og meta

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. Tuy nhiên, sự kiên trì cộng với việc thực hiện một vài biện pháp khoa học sẽ là bước đầu tiên giúp bạn từ bỏ thuốc lá.

Có nhiều cách bỏ thuốc lá khác nhau để bạn lựa chọn. Chẳng hạn bạn chọn cách tự cai nghiện (không cần sự trợ giúp từ phương pháp khoa học nào). Khoảng 90% những người cố gắng bỏ hút thuốc tự động cai nghiện mà không cần sự hỗ trợ − không có sự trợ giúp, biện pháp điều trị hoặc thuốc men. Mặc dù hầu hết mọi người cố gắng bỏ thuốc theo cách này, nhưng đây không phải là biện pháp hiệu quả cũng như khả năng thành công thấp. Chỉ có khoảng 4% đến 7% số người có thể tự bỏ thuốc lá.

Ngoài ra, Hello Bacsi còn đem đến cho bạn một vài biện pháp hữu hiệu khác.

Liệu pháp điều trị về hành vi

Bạn nên hỏi ý kiến từ một nhà tư vấn để tìm kiếm các biện pháp bỏ thuốc lá. Bạn và nhà tư vấn sẽ cùng nhau tìm ra những khởi nguồn của việc hút thuốc (như cảm xúc hoặc tình huống khiến bạn muốn hút thuốc lá) và lập kế hoạch vượt qua cơn thèm thuốc lá.

Liệu pháp thay thế nicotine

Kẹo cao su, miếng đắp, thuốc hít, thuốc xịt… là những liệu pháp thay thế nicotine. Chúng hoạt động bằng cách cung cấp cho cơ thể bạn chất nicotine mà không cần sử dụng thuốc lá. Bạn có thể bỏ thuốc lá bằng việc dùng liệu pháp thay thế nicotine. Liệu pháp này hoạt động hiệu quả nhất khi kết hợp với liệu pháp về hành vi cùng sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Bạn hãy nhớ mục đích là để chấm dứt thói nghiện nicotine, chứ không đơn giản chỉ bỏ thuốc lá.

Sử dụng thuốc

Bupropion (Zyban) và Varenicline (Chantix) là các loại thuốc theo đơn có thể phát huy hiệu quả với các cơn thèm thuốc và các triệu chứng từ việc cai nghiện.

Combo điều trị

Bạn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị để làm tăng khả năng bỏ thuốc lá. Ví dụ, nếu bạn sử dụng cả băng đắp nicotine và kẹo cao su, kết quả có thể tốt hơn việc bạn chỉ sử dụng một miếng dán. Các phương pháp điều trị kết hợp khác cũng hữu ích bao gồm liệu pháp điều trị về hành vi và liệu pháp thay thế nicotine; thuốc theo kê đơn dùng cùng với một miếng đắp của liệu pháp điều trị thay thế nicotine; hay một miếng dán trị liệu nicotine và thuốc xịt nicotine. Hiện FDA đã cấm việc sử dụng 2 loại liệu pháp thay thế nicotine cùng một lúc, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên để xem liệu đó có phải là phương pháp đúng đắn để bạn có thể áp dụng hay không nhé.

Dù bạn chọn phương pháp nào thì mục đích quan trọng trong việc từ bỏ thuốc lá vẫn là xây dựng kế hoạch bỏ thuốc phù hợp với bạn. Bạn nên dành một ngày để chuẩn bị mọi thứ trước khi áp dụng phương pháp bỏ thuốc mà vẫn không làm mất đi động lực sống. Bạn nên nói với bạn bè và gia đình biết việc mình đang bỏ thuốc. Bạn nên cất hết  tất cả thuốc lá và gạt tàn có ở nhà, nơi làm việc và trong xe của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu về các tác nhân khởi nguồn của việc hút thuốc lá và quyết định cách mà bạn sẽ đối phó với chúng.

Nếu tôi bắt đầu hút thuốc lại thì sao?

Hút thuốc trở lại được gọi là sự tái phát và sự tái phát xảy ra với rất nhiều người trước khi họ từ bỏ dứt khoát thói quen hút thuốc lá. Việc tái phát cũng rất bình thường đối với những thói nghiện nặng như hút thuốc lá. Nếu bạn tái nghiện, hãy cố gắng hút thuốc càng ít càng tốt cho đến khi bạn đã sẵn sàng để bỏ thuốc. Ngừng thuốc lá vĩnh viễn là một quá trình có thể mất thời gian, vì thế bạn nên rèn luyện cho bản thân tính kiên trì kèm theo việc kết hợp các phương pháp trên.

Sự quyết tâm cùng với một cách kế hoạch hợp lý sẽ là chìa khóa giúp bạn tạm biệt thuốc lá vĩnh viễn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Quit Smoking http://www.webmd.com/smoking-cessation/quit-smoking#1 Ngày truy cập 06/05/2017

Top 10 Ways to Quit Smoking http://www.livestrong.com/article/132979-top-10-ways-quit-smoking/ Ngày truy cập 06/05/2017

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Việt Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Băng hay để hở: Cách nào giúp vết thương nhanh lành hơn?

Khử trùng liệu đã đủ? Cách điều trị vết thương, vết cắt và vết bỏng nhẹ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo