backup og meta

10 lời khuyên giúp bạn trở nên năng động hơn

10 lời khuyên giúp bạn trở nên năng động hơn

Vận động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe. Người lớn hoạt động thể chất càng nhiều thì càng ít có khả năng mắc một số bệnh mãn tính. Hoạt động thể chất là bất kỳ hình thức tập thể dục hoặc vận động của cơ thể sử dụng năng lượng. Lối sống năng động đều đem lại nhiều lợi ích khác nhau cho mọi người, dù ở bất kì lứa tuổi, dáng người, kích cỡ và khả năng nào.

1. Bắt đầu một cách chậm rãi và tăng dần theo thời gian

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu hoạt động thể chất, hãy bắt đầu một cách chậm rãi. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa thương tích. Sau một vài tuần, tăng tần suất và thời gian hoạt động lên.

2. Hỗ trợ cho tim

Để đem lại những lợi ích cho sức khỏe, hãy hoạt động thể chất ít nhất 2.5 tiếng mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội hay trượt băng. Trải dài các hoạt động trong suốt tuần, nhưng nhớ phải điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi cho hợp lý và không nên hoạt động quá sức.

3. Luyện tập sức mạnh cho cơ bắp và xương

Các hoạt động giúp tăng cường sức mạnh bao gồm nâng tạ, chống đẩy và gập bụng, các bài tập với dây tập thể hình, hoặc các công việc làm vườn nặng. Hãy hoạt động tăng cường ít nhất hai lần một tuần.

4. Vận động suốt cả ngày

Thực hiện từng hoạt động nhỏ vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Ví dụ, bạn có thể đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ 10 phút vào lúc nghỉ trưa, hoặc đậu xe ở xa nơi làm việc hơn và đi bộ đến chỗ làm là những hành động nhỏ nhưng đem lại lợi ích lớn khi kiên trì trong thời gian dài.

5. Năng động theo cách của bạn

Làm nhiều hoạt động khác nhau – có vô số cách để trở nên năng động. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, võ thuật, làm vườn hay chơi bóng. Hãy thử các hoạt động khác nhau để xem bạn thích cái nào nhất và để tăng thêm sự đa dạng.

6. Tập thể dục cùng mọi người

Hoạt động với bạn bè hoặc gia đình sẽ thú vị hơn hoạt động một mình. Tham gia một nhóm đi bộ, lớp sức khoẻ tại phòng tập thể dục hoặc chơi với trẻ em ngoài trời. Xây dựng cộng đồng với mục đích lan tỏa năng lượng tích cực cho nhau sẽ khuyến khích bạn tiếp tục các hoạt động đó.

7. Đặt mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ của bạn

Lập kế hoạch cho các hoạt động thể chất của bạn và ghi chép lại một cách kĩ lưỡng. Đó là một cách tuyệt vời để đạt được mục tiêu. Theo dõi hoạt động của bạn bằng máy theo dõi hoạt động thể chất hoặc bạn có thể tự ghi chú lại những hoạt động hàng tuần của bạn. Bạn cũng có thể ghi lại những gì bạn thích và xây dựng một kế hoạch thích hợp cho bản thân.

8. Tăng thời gian hoạt động

Một khi đã quen với các hoạt động thể chất thường ngày, hãy cố gắng tăng thời gian hoạt động hàng tuần của bạn. Càng dành nhiều thời gian cho hoạt động thể chất, sức khoẻ của bạn càng tốt.

9. Tăng cường nỗ lực

Tăng thêm nhiều hoạt động cường độ mạnh một khi bạn quen với các hoạt động ở mức độ vừa phải. Bạn có thể làm điều này bằng cách chuyển đi bộ nhanh thành chạy bộ, bơi lội hay đi xe đạp nhanh hơn, chơi bóng đá, và tham gia nhảy thể dục nhịp điệu.

10. Hãy luôn vui vẻ!

Hoạt động thể chất có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và có lối sống lành mạnh hơn. Chọn những hoạt động bạn thích và phù hợp sẽ giúp bạn vui vẻ trong khi tập thể dục.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

http://www.choosemyplate.gov/food-groups/downloads/TenTips/DGTipsheet30BeActiveAdults.pdf. Ngày truy cập 28/07/2015

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Viên sủi thể thao là gì? Review 6 loại viên sủi thể thao hữu dụng

Pace là gì? Cách tính pace (nhịp độ) trong chạy bộ


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo