backup og meta

Các dấu hiệu chấn thương ở tay bạn không thể bỏ qua

Các dấu hiệu chấn thương ở tay bạn không thể bỏ qua

Chấn thương tay là một tình trạng phổ biến, vì vậy nhiều người thường bỏ qua hoặc xem thường chấn thương. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ các dấu hiệu chấn thương ở tay, việc điều trị các tình trạng nghiêm trọng sẽ khó khăn hơn.

Các chấn thương nhỏ ở tay là tình trạng phổ biến. Các triệu chứng có thể xuất hiện do việc vận động lặp đi lặp lại hàng ngày, quá tải và do một chấn thương. Các chấn thương ở tay có thể do:

  • Chơi thể thao
  • Công việc
  • Làm việc nhà

Trẻ có thể bị chấn thương ở tay do chơi thể thao hoặc té ngã. Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương nếu chơi các môn thể thao có sự va chạm (như đấu vật, bóng đá) và các môn thể thao tốc độ cao (đạp xe đạp nhanh, lướt ván, trượt ván…). Những vị trí thường dễ bị chấn thương như cẳng tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay. Một chấn thương ở đầu của xương dài gần khớp có thể gây tổn thương sụn tăng trưởng và cần được bác sĩ kiểm tra.

Người lớn tuổi có nguy cơ lớn hơn bị chấn thương và gãy xương vì họ bị mất một lượng cơ và sức mạnh xương (loãng xương) khi họ già đi. Người lớn tuổi cũng có nhiều vấn đề về thị lực và cân bằng hơn, do đó làm tăng nguy cơ bị thương do tai nạn.

Hầu hết các chấn thương nhỏ sẽ tự lành. Các phương pháp điều trị tại nhà thường cần thiết để giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Các dấu hiệu chấn thương ở tay

Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có:

  • Các chi bị tổn thương, khớp trông kì lạ hoặc lệch ra khỏi vị trí ban đầu
  • Da ở vùng chấn thương bị rách
  • Dấu hiệu tổn thương thần kinh hoặc mạch máu, chẳng hạn như: tê, ngứa, cảm giác kim châm; da nhợt nhạt, trắng, xanh tái hoặc cảm thấy lạnh hơn vùng da không bị thương
  • Không thể vận động tay bình thường do tay suy yếu, không phải do đau
  • Không thể dùng lực hoặc duỗi thẳng ở tay bị đau, cảm thấy khớp lung lay hoặc không vững
  • Có cơn đau nghiêm trọng
  • Sưng nhiều trong vòng 30 phút sau chấn thương.
  • Sưng và đau không cải thiện sau 2 ngày tự điều trị ở nhà
  • dấu hiệu nhiễm trùng sau chấn thương, bao gồm mức độ cơn đau tăng, sưng, ấm và đỏ; vệt đỏ lan rộng ra xung quanh và sốt.

Sơ cứu nếu nghi ngờ gãy xương:

  • Cầm máu bằng cách đè trực tiếp vào vết thương.
  • Tháo bỏ hết vòng tay và nhẫn. Khi tay bị sưng, sẽ rất khó để tháo vòng tay. Tuy nhiên, nếu không tháo, bạn có thể bị một số vấn đề như chèn dây thần kinh hoặc hạn chế lưu thông máu.
  • Cố gắng không duỗi thẳng tay bị thương. Nếu xương lòi ra khỏi da, bạn đừng cố gắng đưa xương về vị trí cũ. Bạn hãy băng khu vực chấn thương bằng băng sạch và sử dụng nẹp để hỗ trợ tay ở vị trí hiện tại của nó.
  • Nẹp cố định tay bị thương để bảo vệ nó khỏi bị tổn thương thêm. Nới lỏng băng quấn quanh nẹp nếu bạn bị tê, ngứa, đau tăng lên, sưng, lạnh da hoặc các triệu chứng khác. Đây có thể là dấu hiệu của quấn băng quá chặt.
  • Dùng băng đeo để hỗ trợ tay bị thương.

Chăm sóc tay khi mang nẹp hoặc bó bột

Nếu tay bạn phải mang nẹp hoặc bó bột, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc. Bên cạnh đó, bạn cũng cố gắng vận động phần tay không bị tổn thương như bình thường để các cơ không bị yếu đi.

Phương pháp điều trị tại nhà cho chấn thương nhỏ

Nếu bạn có một chấn thương nhỏ và không muốn đến gặp bác sĩ, một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp bạn giảm đau, sưng và cứng tay:

  • Nghỉ ngơi và bảo vệ khu vực bị thương hoặc đau. Ngừng các hoạt động gây đau nhức.
  • Đá sẽ làm giảm đau và sưng. Chườm đá hoặc túi lạnh lên các vết thương ngay lập tức sẽ làm giảm đau và sưng. Bạn nên chườm mỗi lần từ 10–20 phút và chườm 3 lần trở lên trong 24 giờ và trong 48–72 giờ đầu sau chấn thương. Trong 48 giờ sau chấn thương, bạn nên tránh các yếu tố làm gia tăng tình trạng sưng như tắm nước nóng, chườm nóng hoặc đồ uống có cồn. Sau 48–72 giờ, nếu sưng và cơn đau đã ngừng, bạn hãy chườm nóng và vận động nhẹ nhàng để phục hồi và duy trì sự linh hoạt.
  • Băng ép hoặc quấn vùng bị thương hoặc đau bằng băng đàn hồi sẽ giúp giảm sưng. Bạn không quấn quá chặt, vì điều này có thể gây sưng nhiều hơn vùng dưới khu vực bị thương. Nới lỏng băng nếu bạn thấy quá chặt. Các dấu hiệu cho thấy băng quá chặt bao gồm tê, ngứa ran, đau tăng lên, lạnh hoặc sưng ở vùng dưới băng. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn cần phải băng lâu hơn 48–72 giờ vì có thể xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Để khu vực bị thương lên gối khi bạn chườm đá hoặc khi bạn nằm hoặc ngồi. Bạn nên giữ vùng bị thương luôn cao hơn tim.
  • Tháo nhẫn, vòng tay, đồng hồ hoặc bất cứ đồ trang sức nào ở tay vì khi tay bị sưng lên sẽ rất khó để lấy những trang sức này.
  • Bạn nên mang băng đeo trong 48 giờ đầu tiên sau chấn thương nếu điều này giúp bạn thoải mái và hỗ trợ khu vực bị thương. Nếu bạn nghĩ mình cần mang băng đeo hơn 48 giờ, hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng.
  • Nhẹ nhàng massage khu vực bị thương để giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu. Tuy nhiên, bạn không nên massage nếu cảm thấy đau.
  • Không nên hút thuốc hoặc các sản phẩm thuốc lá khác. Hút thuốc sẽ làm chậm quá trình lành vết thương vì giảm quá trình cung cấp máu và phục hồi các mô tổn thương.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi điều trị tại nhà

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng sau:

  • Tình trạng đau và sưng tăng lên
  • Xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng
  • Tê, ngứa, da nhợt nhạt, lạnh
  • Các triệu chứng trở lên nghiêm trọng và xuất hiện thường xuyên hơn.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Arm injury. https://www.webmd.com/first-aid/tc/arm-injuries-home-treatment#2. Ngày truy cập 07/05/2018

Arm injury. https://medlineplus.gov/arminjuriesanddisorders.html. Ngày truy cập 07/05/2018

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Pace là gì? Cách tính pace (nhịp độ) trong chạy bộ

Bulgarian split squat là gì? Cách tập bulgarian split squat hiệu quả


Tác giả:

Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành

Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo