backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Rối loạn phân liệt cảm xúc

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 14/08/2023

Rối loạn phân liệt cảm xúc

Tìm hiểu chung

Rối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc là tình trạng trong đó bao gồm các đặc tính của tâm thần phân liệt và rối loạn tâm trạng (trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực).

Các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn liệu rối loạn phân liệt cảm xúc là một tình trạng phần lớn liên quan đến tâm thần phân liệt hay rối loạn tâm trạng. Tuy nhiên, nó thường được xem và điều trị như một dạng kết hợp của cả hai tình trạng trên.

Mức độ phổ biến của rối loạn phân liệt cảm xúc?

Rối loạn phân liệt cảm xúc bằng khoảng 1/3 số người mắc bệnh tâm thần phân liệt, tương đương với tỉ lệ là 0,3%. Các rối loạn này phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, 2/3 số người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phân liệt cảm xúc là phụ nữ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của  rối loạn phân liệt cảm xúc?

Các triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể rất khác nhau từ người này sang người khác và có thể nhẹ đến nặng, bao gồm:

Trầm cảm

  • Chán ăn
  • Sụt cân hoặc tăng cân
  • Thay đổi giấc ngủ (ngủ rất ít hoặc rất nhiều)
  • Kích động (rất bồn chồn)
  • Thiếu năng lượng
  • Mất hứng thú trong các hoạt động thông thường
  • Cảm xúc vô dụng hay tuyệt vọng
  • Tự chỉ trích hoặc đổ lỗi cho bản thân
  • Có vấn đề về suy nghĩ hoặc tập trung
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc muốn tự sát

Hưng cảm

  • Hoạt động nhiều hơn bình thường ở nơi làm việc, các hoạt động xã hội, hoặc hoạt động tình dục
  • Nói nhiều hơn hoặc nhanh hơn
  • Các suy nghĩ đến nhanh, dồn dập
  • Ít có nhu cầu ngủ
  • Kích động
  • Kiêu ngạo
  • Dễ bị phân tâm
  • Có các hành vi tự phá hoại hoặc nguy hiểm (uống rượu, ăn chơi, lái xe thiếu thận trọng)

Tâm thần phân liệt

  • Ảo tưởng (từ chối tin vào những điều không có thực, ngay cả khi họ biết các bằng chứng thực tế)
  • Ảo giác (cảm nhận mọi thứ không có thực như nghe thấy tiếng nói)
  • Suy nghĩ lộn xộn
  • Hành vi bất thường
  • Chuyển động chậm hoặc không di chuyển
  • Thiếu cảm xúc trên nét mặt và lời nói
  • Mất động lực
  • Có vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn phân liệt cảm xúc?

Nguyên nhân chính xác của rối loạn phân liệt cảm xúc chưa rõ. Nhiều yếu tố kết hợp góp phần vào sự phát triển rối loạn này như di truyền, các biến đổi hóa học và cấu trúc não.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn phân liệt cảm xúc?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây rối loạn phân liệt cảm xúc như:

  • Có họ hàng chung dòng máu bị rối loạn phân liệt cảm xúc, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực
  • Các sự kiện căng thẳng kích hoạt các triệu chứng
  • Sử dụng các thuốc tâm thần kinh (thần kinh hoặc tâm thần).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn phân liệt chẩn đoán?

Chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc liên quan đến việc loại trừ các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, do sử dụng thuốc hoặc tình trạng sức khỏe nào đó. Xác định chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc bao gồm:

  • Khám sức khỏe. Điều này giúp loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng và bất kỳ các biến chứng liên quan.
  • Các xét nghiệm sàng lọc. Các xét nghiệm giúp loại trừ các tình trạng có các triệu chứng tương tự và sàng lọc các trường hợp liên quan đến rượu và ma túy. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chẩn đoán hình ảnh như MRI hoặc CT scan.
  • Đánh giá về tâm thần. Bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần kiểm tra tình trạng tâm thần bằng cách quan sát các biểu hiện bên ngoài và thái độ, đặt các câu hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, sử dụng thuốc và ý muốn tự tử. Bác sĩ cũng thảo luận về gia đình và bệnh sử cá nhân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc?

Điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc bao gồm:

  • Thuốc: một số thuốc cần thiết tuỳ thuộc vào loại trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, cùng với tâm thần phân liệt. Các loại thuốc chính mà bác sĩ kê toa cho các triệu chứng như ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ lệch lạc này được gọi là thuốc chống loạn thần. Đối với các triệu chứng liên quan đến tâm trạng, thuốc chống trầm cảm hay ổn định tâm trạng như lithium có thể có hiệu quả. Thuốc chống loạn thần cũng có thể được sử dụng.
  • Tâm lý: Mục tiêu của loại hình tư vấn này là giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh của mình, thiết lập mục tiêu và quản lý các vấn đề hàng ngày liên quan đến bệnh. Liệu pháp gia đình nhằm giúp các thành viên trong gia đình giúp đỡ người bị rối loạn phân liệt cảm xúc hiệu quả hơn.
  • Đào tạo các kĩ năng: tập trung đào tạo các kĩ năng cần thiết cho công việc và giao tiếp xã hội, chăm sóc bản thân và các hoạt động khác hàng ngày, bao gồm quản lý tiền bạc và các công việc trong gia đình.
  • Nhập viện: các cơn tâm thần có thể đòi hỏi người bệnh phải nhập viện, đặc biệt nếu họ có ý muốn tự tử hoặc đe dọa làm tổn thương đến người khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn phân liệt cảm xúc?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với rối loạn phân liệt cảm xúc:

  • Tìm hiểu về bệnh. Giáo dục về rối loạn phân liệt cảm xúc có thể giúp người bệnh tuân thủ kế hoạch điều trị. Giáo dục cũng có thể giúp đỡ bạn bè và gia đình hiểu được những rối loạn và thông cảm người bệnh hơn.
  • Chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo. Xác định những vấn đề có thể gây ra triệu chứng hoặc gây trở ngại cho việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bạn nên lên kế hoạch cho những việc cần làm nếu triệu chứng trở lại. Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết để ngăn chặn tình hình tồi tệ hơn.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ có thể giúp kết nối với những người cũng đối mặt với những thách thức tương tự. Các nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp đỡ gia đình và bạn bè cùng đối phó.
  • Tránh ma túy, thuốc lá và rượu. Ma túy, thuốc lá và rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng phân liệt hoặc gây trở ngại với thuốc. Nếu cần thiết, cần điều trị các vấn đề sử dụng chất gây nghiện.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 14/08/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo