Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chứng sợ khoảng rộng là một loại rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong một không gian rộng. Những người bị chứng sợ khoảng rộng thường có khó khăn trong việc cảm thấy an toàn tại bất kỳ nơi công cộng nào, đặc biệt là nơi đám đông tụ tập. Bạn có thể cảm thấy cần một người bạn đồng hành, chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè đến những nơi công cộng. Sự sợ hãi có thể áp đảo đến nỗi bạn cảm thấy không thể ra khỏi nhà.
Các triệu chứng điển hình của chứng sợ khoảng rộng bao gồm sợ hãi:
Những tình huống này gây lo âu vì bạn sợ sẽ không thể trốn thoát hoặc tìm được sự trợ giúp nếu hoảng sợ hoặc có các triệu chứng bất lực hay lúng túng khác.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chứng sợ khoảng rộng có thể làm hạn chế khả năng giao tiếp xã hội, công việc, tham gia vào các sự kiện quan trọng và thậm chí là các công việc hàng ngày như chạy bộ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân hứng sợ khoảng rộng xảy ra vẫn còn chưa rõ, nhưng người ta nghĩ rằng các vùng não kiểm soát phản ứng sợ hãi có thể đóng vai trò.
Các yếu tố môi trường chẳng hạn như một vụ đột nhập hoặc tấn công cũng góp phần gây ra bệnh này. Có bằng chứng cho thấy các rối loạn lo âu diễn ra trong gia đình nên các yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò gây ra chứng sợ khoảng rộng và các chứng hoảng loạn khác.
Ở một số người, bệnh xảy ra sau khi họ từng có một hoặc nhiều đợt hoảng loạn và bắt đầu lo sợ những tình huống này có khả năng diển ra trong tương lai.
Các rối loạn lo âu hoặc ám ảnh khác có thể đóng một vai trò làm bệnh nặng hơn.
Chứng sợ khoảng rộng rất thường gặp. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 2 lần nam giới và thường bắt đầu ở độ tuổi 18 tới 35. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đối với chứng sợ khoảng rộng như:
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chứng sợ khoảng rộng được chẩn đoán dựa trên:
Liệu pháp tâm lý
Bạn có thể tới gặp các chuyên gia tâm lý để dược tư vấn cách điều trị bệnh. Liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những hình thức tâm lý hiệu quả nhất cho các rối loạn lo âu, bao gồm cả chứng sợ khoảng rộng.
Thuốc men
Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị chứng sợ khoảng rộng và đôi khi thuốc chống lo âu được sử dụng để kiểm soát tình trạng của bạn. Thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hơn thuốc chống lo âu trong điều trị chứng sợ khoảng rộng.
Trong quá trình đình trị bệnh bằng thuốc chống trầm cảm, có thể sẽ có các phản ứng phụ gây ra cảm giác không thoải mái hoặc thậm chí các triệu chứng của đợt hoảng loạn. Vì lý do này, bác sĩ sẽ dần dần tăng liều trong quá trình điều trị và từ từ giảm liều khi cảm thấy bạn sẵn sàng ngừng dùng thuốc.
Thuốc thay thế
Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có những lợi ích làm dịu và chống lo lắng. Trước khi bạn dùng bất kỳ loại nào trong số này để điều trị chứng sợ khoảng rộng thì hãy nói chuyện với bác sĩ vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng sợ khoảng rộng:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!