backup og meta

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Phương pháp điều trị

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Phương pháp điều trị

Nhiều người lầm tưởng rối loạn lo âu chỉ là một hội chứng bình thường và tin rằng rối loạn lo âu có thể tự khỏi. Tuy nhiên, hiểu sai về phương pháp điều trị rối loạn tâm lý là nguyên nhân cản trở việc điều trị kịp thời và khiến các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng do không được can thiệp.

Trước khi biết rối loạn lo âu có thể tự khỏi hay không, cùng điểm qua một số thông tin quan trọng về rối loạn này trước nhé!

Dấu hiệu của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu (anxiety disorder) khác sự lo lắng thông thường ở chỗ, khi bạn bị rối loạn lo âu, nỗi lo của bạn có sự ảnh hưởng lớn đến các khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Hơn nữa, những nỗi lo lắng của bạn có thể không hợp lý so với thực tế, tần suất của nỗi lo âu xuất hiện nhiều, dường như bạn có thể lo âu về bất kể điều gì.

Các dấu hiệu chung của rối loạn lo âu gồm có:

Dấu hiệu thể chất: 

  • Hụt hơi.
  • Căng cơ.
  • Buồn nôn.
  • Khô miệng.
  • Tim đập nhanh.
  • Tay lạnh hoặc đổ mồ hôi.

Dấu hiệu tinh thần: 

  • Liên tục gặp ác mộng.
  • Cảm giác hoảng loạn, sợ hãi và bất an.
  • Những suy nghĩ lặp đi lặp lại hoặc hồi tưởng về những sự kiện đau thương.

Dấu hiệu hành vi:

  • Khó ngủ.
  • Không có khả năng giữ bình tĩnh.
  • Lặp lại các hành vi, ví dụ như rửa tay nhiều lần.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân của rối loạn lo âu. Tuy nhiên, họ đã xác định được các yếu tố nguy cơ góp phần phát triển loại rối loạn này. Việc bạn bị rối loạn lo âu thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm di truyền, môi trường và sự mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh.

Bạn có thể tự khỏi khi bị rối loạn lo âu được hay không? Hãy tìm hiểu trong nội dung tiếp theo đây nhé!

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

Rối loạn lo âu thường sẽ KHÔNG THỂ tự khỏi nếu không có được can thiệp bằng các phương pháp điều trị từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Bản chất của rối loạn lo âu là sự lo lắng quá mức và kéo dài, khi không được chẩn đoán và điều trị thì việc này sẽ lặp lại liên tục với cường độ và mức độ cao hơn do bạn chưa có khả năng đối phó với nó.

Hơn nữa, khi bị rối loạn lo âu, não bộ của bạn sẽ có sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh (cụ thể là serotonin, dopamine, norepinephrine và GABA). Vì vậy, việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể rất hữu ích trong việc giúp não bộ có khả năng sản xuất và điều hòa sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh này.

Nhìn chung, rối loạn lo âu không thể tự khỏi nhưng có thể thuyên giảm, một số người chữa khỏi hoàn toàn rối loạn này. Thông thường, rối loạn lo âu có thể chữa khỏi là nhờ sự kết hợp giữa thuốc, tâm lý trị liệu và các phương pháp hỗ trợ khác. Việc điều trị đúng cách có thể giúp bạn giảm các triệu chứng, kiểm soát nỗi lo âu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bạn không cần phải sống trong sự lo lắng và sợ hãi thường xuyên. Nếu nhận thấy các triệu chứng của chứng rối loạn lo âu, hãy đến thăm khám và nói chuyện với các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần. Tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt bởi như vậy có thể hạn chế những vấn đề rắc rối mà rối loạn lo âu có thể gây ra. 

Rối loạn lo âu có tự khỏi hay không
Rối loạn lo âu có tự khỏi hay không? Rối loạn lo âu thường không thể tự khỏi nếu không được chẩn đoán và điều trị

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Tuy rối loạn lo âu không có thể tự khỏi được, nhưng với các phương pháp điều trị, bạn sẽ có khả năng kiểm soát sự lo lắng và ngăn nỗi lo điều khiển cuộc sống của bạn. Dưới đây là một vài phương pháp phổ biến. 

Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc điều trị sẽ giúp chứng rối loạn lo âu 

  • Thuốc giảm lo âu: Benzodiazepam (Seduxen, Tranxen…). 
  • Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này thường làm tăng hormone serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp bệnh nhân giữ tâm trạng vui vẻ. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định Amitriptilin cho những bệnh nhân có kết luận trầm cảm, uống theo liều 25 – 50mg/ngày. 
  • Các vitamin và các yếu tố vi lượng: Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung magie, canxi,… giúp hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn lo âu.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu sẽ giúp bạn giải quyết các phản ứng cảm xúc của mình đối với bệnh tật. Một số phương pháp tiếp cận bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là loại trị liệu tâm lý phổ biến nhất được dùng để điều trị rối loạn lo âu. CBT giúp bạn nhận biết các kiểu suy nghĩ và hành vi dẫn đến cảm xúc lo lắng. Khi đó người mắc rối loạn sẽ dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra điều này và tập trung vào việc giải quyết nó.  
  • Liêu pháp phơi nhiễm (Exposure therapy) tập trung vào việc giải quyết nỗi sợ hãi đằng sau rối loạn lo âu. Nó sẽ đưa bạn vào các hoạt động hoặc tình huống mà bạn đang né tránh để đối mặt với sự sợ hãi của mình mà không gây bất cứ nguy hiểm gì. Nhiều người rối loạn lo âu có tự khỏi cũng thông qua phương pháp trị liệu.
Liệu pháp trị liệu tâm lý
Rối loạn lo âu có tự khỏi được không là nhờ sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị

Cách giảm triệu chứng lo âu trong quá trình điều trị

Chánh niệm

Khi cảm thấy lo âu, một người có thể dành nhiều thời gian để chìm đắm trong những suy nghĩ lo lắng của mình. Chánh niệm sẽ hướng dẫn bạn đưa sự chú ý trở về thời điểm hiện tại và thoát khỏi những suy nghĩ vô ích hoặc tiêu cực. Có rất nhiều nguồn có sẵn để hỗ trợ bạn thực hành chánh niệm. Ví dụ như tham gia các khóa học, hội thảo,…

Thực hiện kỹ thuật thư giãn

Nếu thường xuyên cảm thấy lo lắng, các cơ thường sẽ căng cứng lên nên khi biết cách thả lỏng các cơ căng cứng có thể là cách giảm lo âu hữu ích.

Các kỹ thuật thư giãn có thể kể đến như:

Thở đúng cách

Các triệu chứng thể chất của sự lo lắng có thể làm tăng nồng độ oxy và giảm lượng carbon dioxide trong máu – thành phần hỗ trợ điều chỉnh phản ứng của cơ thể trước sự lo âu và hoảng sợ. Bạn có thể học cách thở từ cơ hoành, thay vì từ ngực, để thoát khỏi tình trạng này.

Bạn có thể kiểm tra mình đang thở đúng hay không bằng cách đặt một tay lên bụng dưới và tay kia lên ngực. Thở đúng nghĩa là bụng bạn chuyển động chứ không phải ngực. Ngoài ra, thở đúng cũng giúp bạn bình tĩnh lại khi cảm thấy lo lắng.

thở đúng cách để giải tỏa lo âu
Rối loạn lo âu không có thể tự khỏi, nhưng hoàn toàn có thể được quản lý đúng đắn

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa khoáng chất magie, vitamin B và canxi để giúp các mô cơ thư giãn và giảm các triệu chứng, hỗ trợ rối loạn lo âu có thể tự khỏi. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của mình có các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Bạn không nên sử dụng các thực phẩm chứa nicotine,caffeine và các loại thuốc kích thích kích hoạt tuyến thượng thận giải phóng adrenaline – một trong những hoạt chất chính gây căng thẳng. Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm khác có chứa các chất phụ gia nhân tạo, chất bảo quản. 

Tập thể dục thường xuyên

Các triệu chứng về mặt thể chất của sự lo âu là do phản ứng “bỏ chạy hoặc chiến đấu”, khiến toàn bộ cơ thể tràn ngập adrenaline và các hoạt chất gây căng thẳng khác.

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, đem lại sự thư giãn cho cơ thể và hỗ trợ rối loạn lo âu có thể tự khỏi. Bạn có thể tham gia các hoạt động như chạy bộ, đi bộ, leo núi, bơi lội,… Hãy đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 3 – 4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút và thường xuyên thay đổi cách tập thể dục của mình để tránh sự nhàm chán.

Tham gia vào các cộng đồng hỗ trợ

Các cộng đồng hỗ trợ giúp những người mắc chứng lo âu gặp nhau để cùng chia sẻ và học cách đối phó trong không gian thoải mái và an toàn.

Rối loạn lo âu có tự khỏi hay không cùng nhờ nhận được những lời khuyên hữu ích từ những người có chung triệu chứng và được truyền cảm hứng từ chính họ.

Rối loạn lo âu cần điều trị bao lâu mới hồi phục?

Không có một khung thời gian cụ thể để điều trị rối loạn lo âu. Tùy vào tình trạng, mức độ, thể trạng và hoàn cảnh của từng người mà sẽ có thời gian điều trị khác nhau.

Thông thường, quá trình đi tham vấn tâm lý và điều trị bằng liệu pháp tâm lý kéo dài 6 – 8 tuần. Đối với việc sử dụng thuốc, bạn sẽ thấy tác dụng giải tỏa lo âu sau 4 – 6 tuần, nhưng phải duy trì sử dụng thuốc ít nhất 1 năm để não bộ có thể tự điều chỉnh, cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh và hoạt động bình thường.

Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ hẹn bạn thăm khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xem liệu phương pháp điều trị nào đang có hiệu quả đối với bạn.

Quá trình điều trị rối loạn lo âu không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Một số cách có thể phù hợp với người khác nhưng lại không phù hợp với bạn. Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng, các bác sĩ và chuyên gia sẽ cùng bạn để hỗ trợ tìm ra liệu trình tốt nhất cho bạn. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn với chính mình xuyên suốt quá trình này nhé!

Điều trị rối loạn lo âu mất bao lâu?
Rối loạn lo âu có thể tự khỏi sau một thời gian điều trị không?

Rối loạn lo âu có tái lại sau khi đã điều trị thành công?

Rối loạn lo âu có thể không tự khỏi, nhưng sau khi điều trị thành công, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này. Nhưng một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu như:

  • Vấn đề về tài chính.
  • Mất đi một người thân yêu.
  • Căng thẳng quá mức trong công việc.
  • Gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  • Có những thay đổi lớn trong cuộc sống, như kết hôn hoặc chuyển nhà.

Mức độ lo âu của bạn có thể tăng lên hoặc giảm xuống trong suốt cuộc đời, tùy thuộc vào những gì đang xảy ra xung quanh hoặc những gì bạn đang nghĩ.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng – lo âu không phải là xấu. Nỗi lo có thể giúp chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì sẽ xảy đến với mình. Nhưng nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy lo âu và không thể bình tĩnh lại thì đây chính là lúc cần phải gặp bác sĩ bởi nỗi lo âu đã trở nên trầm trọng hơn.

Tóm lại, rối loạn lo âu có tự khỏi hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc bạn uống thuốc đúng chỉ định, trị liệu tâm lý thường xuyên và sử dụng thêm các phương pháp hỗ trợ sẽ là yếu tố quyết định. Hãy nhớ rằng, bạn không phải đối mặt với sự lo âu một mình! Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát được, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phiên bản hiện tại

28/08/2023

Tác giả: Lê Phương Thảo

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Do


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Lê Phương Thảo · Ngày cập nhật: 28/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo