backup og meta

Hội chứng cai rượu

Hội chứng cai rượu

Tìm hiểu chung

Hội chứng cai rượu là gì?

Hội chứng cai rượu là hàng loạt các triệu chứng xảy ra khi một người nghiện rượu nặng đột nhiên dừng lại hoặc giảm đáng kể lượng rượu họ thường tiêu thụ. Với hội chứng này, bạn có thể gặp sự kết hợp các triệu chứng thể chất và cảm xúc, từ lo lắng nhẹ hay mệt mỏi đến buồn nôn. Một số triệu chứng cai rượu nghiêm trọng như có ảo giác và co giật. Ở mức độ cực đoan nhất, hội chứng có thể đe dọa tính mạng.

Mức độ phổ biến của hội chứng cai rượu

Hội chứng cai rượu là tình trạng phổ biến nhưng có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai rượu?

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ 6 giờ đến vài ngày sau lần uống rượu cuối cùng. Thường xuất hiện ít nhất hai trong các triệu chứng sau:

  • Run
  • Lo lắng
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Nhức đầu
  • Nhịp tim tăng
  • Đổ mồ hôi
  • Khó chịu
  • Lẫn lộn
  • Mất ngủ
  • Gặp ác mộng
  • Huyết áp cao

Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn trong 2-3 ngày và kéo dài trong nhiều tuần. Các triệu chứng có thể biểu hiện rõ hơn nhiều khi bạn thức dậy với ít rượu trong máu.

Loại nghiêm trọng nhất của hội chứng cai nghiện được gọi là chứng mê sảng của người nghiện rượu nặng (DT). Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng này bao gồm:

  • Lẫn lộn cực độ
  • Lo âu quá mức
  • Sốt
  • Co giật
  • Ảo giác về xúc giác như cảm giác ngứa, rát hoặc tê mà không thực sự xảy ra
  • Ảo giác âm thanh hoặc nghe các tiếng động thực sự không có
  • Ảo giác trực quan hoặc nhìn thấy những hình ảnh không tồn tại.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có triệu chứng cai rượu nghiêm trọng, hãy đi cấp cứu ngay bao gồm sốt cao, ảo giác và các rối loạn ở tim.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng cai rượu?

Các bác sĩ tin rằng rượu gây ra một hiệu ứng trầm cảm cho cơ thể, làm chậm chức năng của não và thay đổi cách các dây thần kinh gửi tín hiệu qua lại.

Theo thời gian, hệ thống thần kinh trung ương điều chỉnh theo sự có mặt của rượu mọi lúc. Cơ thể cố gắng làm việc để giữ cho bộ não trong tình trạng tỉnh táo hơn và các dây thần kinh truyền thông tin cho nhau.

Khi mức rượu giảm đột ngột, não vẫn trong trạng thái phấn khích, do đó gây ra các triệu chứng cai nghiện.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng cai rượu?

Những người nghiện rượu hoặc những người uống rượu quá nhiều thường xuyên và không thể giảm dần có nguy cơ cao bị hội chứng cai rượu. Hội chứng này phổ biến hơn ở người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên uống rượu quá nhiều cũng có thể gặp các triệu chứng. Bạn cũng có nguy cơ bị hội chứng cai rượu nếu trước đó đã có các triệu chứng cai nghiện hoặc cần thuốc giải độc do uống rượu.

Đối với phụ nữ, uống quá nhiều rượu nghĩa là uống nhiều hơn 4 đơn vị rượu (1 đơn vị rượu = 10g rượu nguyên chất). Đối với nam giới, nghiện rượu là khi họ uống từ 5 đơn vị rượu trở lên.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng cai rượu?

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, hỏi về các triệu chứng và tiến hành thăm khám lâm sàng. Một số dấu hiệu bác sĩ sẽ tìm kiếm bao gồm:

  • Run tay
  • Nhịp tim bất thường
  • Mất nước
  • Sốt

Bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra độc tố. Xét nghiệm này sẽ đánh giá lượng rượu trong cơ thể.

Đánh giá lâm sàng cho hội chứng cai rượu là dùng bảng câu hỏi. Bác sĩ có thể sử dụng thử nghiệm này để chẩn đoán hội chứng. Bảng câu hỏi này cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các thang điểm đo 10 triệu chứng sau đây:

  • Kích động
  • Lo lắng
  • Rối loạn thính giác
  • Cảm giác mờ mịt hoặc suy nghĩ không rõ ràng
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn/nôn
  • Đổ mồ hôi bộc phát hoặc đột ngột, đổ mồ hôi không kiểm soát. Rối loạn cảm giác
  • Run
  • Rối loạn thị giác

Các câu hỏi bác sĩ có thể đặt ra là?

  • Tôi là ai?
  • Ngày hôm nay là ngày mấy?
  • Bạn có cảm giác như có một băng quấn xung quanh đầu không?
  • Bạn có cảm thấy khó chịu ở bụng không?
  • Bạn có cảm thấy rệp bò dưới da không?

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng cai rượu?

Chăm sóc tại nhà

Các triệu chứng nhẹ của hội chứng thường có thể điều trị tại nhà. Một người bạn hoặc người thân phải luôn có mặt để theo dõi tình trạng của bạn. Công việc của họ là đảm bảo nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào xấu đi, họ sẽ đưa bạn đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức. Họ sẽ giúp bạn sắp xếp các cuộc hẹn tư vấn và khám bác sĩ thường xuyên với các xét nghiệm máu thông thường nếu được yêu cầu. Bạn cũng có thể cần kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến rượu.

Nếu môi trường gia đình không lành mạnh để giúp bạn tỉnh táo, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có khả năng kết nối bạn với các chương trình tạm trú cho những người đang cai nghiện rượu.

Nhập viện

Nếu các triệu chứng nặng hơn, bạn có thể cần nhập viện. Tại đây bác sĩ có thể theo dõi tình trạng và quản lý các biến chứng của bạn. Bạn có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và sử dụng các loại thuốc giúp làm nhẹ các triệu chứng.

Thuốc

Các triệu chứng cai rượu thường được điều trị bằng thuốc an thần benzodiazepine. Các loại benzodiazepines thường được kê toa bao gồm:

  • Ativan (lorazepam)
  • Klonopin (clonazepam)
  • Xanax (alprazolam)
  • Valium (diazepam)

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin có thể cần thiết để thay thế các vitamin thiết yếu bị mất đi do sử dụng rượu. Khi quá trình cai nghiện hoàn tất, thuốc và các chất bổ sung có thể cần thiết để giải quyết các biến chứng và thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra do nghiện rượu mãn tính.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng cai rượu?

Nếu bạn có một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc đã có hội chứng cai nghiện nghiêm trọng trong quá khứ, bạn cần:

  • Tìm một nơi yên tĩnh và có ánh sáng nhẹ
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác
  • Một bầu không khí hỗ trợ tích cực
  • Dùng thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Is Alcohol Withdrawal? https://www.webmd.com/mental-health/addiction/alcohol-withdrawal-symptoms-treatments#2 Ngày truy cập 31/03/2018

Alcohol Withdrawal Syndrome https://www.healthline.com/health/alcoholism/withdrawal#1 Ngày truy cập 31/03/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | 7 cách thú vị giúp bạn giảm căng thẳng

Cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo